Chế độ làm việc của công chức khi kháng cáo bản án sơ thẩm

Chủ đề   RSS   
  • #510173 14/12/2018

    Chế độ làm việc của công chức khi kháng cáo bản án sơ thẩm

    Đồng nghiệp của tôi là công chức bị Tòa án sơ thẩm tuyên án 3 năm tù. Đồng nghiệp của tôi đã có kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm. Vậy trong thời gian chờ Tòa án phúc thẩm đưa ra xét xử lại Bản án sơ thẩm thì đồng nghiệp của tôi hiện đang trong tình trạng không bị tạm giam thì có được đi làm và hưởng lương như thế nào? Xin mọi người giúp đỡ.

     
    2620 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510174   14/12/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề của bạn anh, tôi xin chia sẻ như sau:

    Theo quy định tại Điều 330 và Điều 333 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có nêu:

    Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm

    1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

    ... 

    Điều 333. Thời hạn kháng cáo

    1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

    2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

    3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

    a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

    b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

    c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

    Theo đó, theo như thông tin anh cung cấp, đối chiếu với quy định trên thì hiện Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành. Do đó, nội dung xử phạt tù trong bản án sơ thẩm chưa có giá trị thi hành. Công chức trong trường hợp anh nêu nếu không bị tạm giam và không thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì có quyền tiếp tục đi làm và nhận chế độ tương ứng theo quy định của pháp luật.

    Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức

    1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.

    2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

     
    Báo quản trị |