Chế độ Bảo hiểm xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #464386 14/08/2017

    maiconghai

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2017
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 8 lần


    Chế độ Bảo hiểm xã hội

    Chào anh chị trong Thuvienphaplua!

    EM có trường hợp như thế này ạ.

    CÔng ty em có 1 người lao động tên là Nguyễn Văn Anh sinh năm 1990 mới vào làm cho công ty em và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2016. Đến t1/2017 không may vợ mang thai và lúc đó cái thai đã được hơn 8 tháng chết lưu trong bụng (Vợ không tham gia BHXH). Vậy cho em hỏi là trong trường hợp này người lao động công ty em có được hưởng chế độ gì không ạ.

    Em xin cảm ơn ạ

     
    3215 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maiconghai vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (14/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464414   14/08/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình xin chia sẻ ý kiến về trường hợp của bạn.

    Chế độ trợ cấp được hưởng:

    Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. 

    Đối với trường hợp người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Bạn có thể tham khảo tại Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH để biết thêm chi tiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #464726   16/08/2017

    maiconghai
    maiconghai

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2017
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 8 lần


    Dear Hồng Phương

    HÌnh như bạn đã hiểu lầm câu hỏi của mình.

    Trong dữ liệu mình cung cấp thì: Mẹ không chết mà chỉ có con chết lưu trong bụng mẹ khi mới đc hơn 8 tháng. 

    Mình hỏi  người cha xem có được hưởng chế độ gì không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #464757   16/08/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Chào anh. Mình có một số đonngs góp ý kiến cho vấn đề của anh.
    Hiện tại công ty anh có lao động nam có vợ có thai và thai bị chết lưu, nay anh đó có được hưởng chế độ gì không?
    Theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH 2014:
     
    "Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
    1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
    a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
    b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
    c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
    d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
    ..."

    Như vậy, hiện tại chế độ nghỉ khi có thai chêt lưu chỉ được quy định cho lao động nữ mà không có quy định cho lao động nam. Vì lao động nữ là người bị ảnh hưởng trực tiếp nên cần có thời gian để nghỉ ngơ. Anh đó có thể trao đổi và xin công ty được nghỉ để chăm vợ.

     
    Cập nhật bởi quytan2311 ngày 16/08/2017 11:34:23 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #464798   16/08/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Với vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

    Điều 10. Thời gian hưởng chế độ thai sản 

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trưc và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: 

    a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu. 

    Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 

    b) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội. 

    2. Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưng hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: 

    a) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ. 

    b) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. 

    c) Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ. 

    d) Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. 

    đ) Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản này mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ. 

    e) Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. 

    g) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. 

    3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.

    Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng. 

    Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.

    Như vậy, với trường hợp thai chết lưu thì pháp luật có quy định về chế độ, thời gian hưởng chế thai sản đối với người vợ tham gia bản hiểm xã hội, còn người chồng là không đươc bất kỳ một chế độ nào, bất kể người chồng có tham gia BHXH hay không.

    Còn vấn đề mà bạn hỏi người vợ không tham gia BHXH mà chỉ người chồng tham gia, người vợ mang thai bị thai chết lưu, thì trong trường hợp này thì người chồng không được hưởng bất kỳ chế độ nào hết bạn nhé!

    Cập nhật bởi Trantranglong ngày 16/08/2017 08:36:01 CH
     
    Báo quản trị |