Chế độ bảo hiểm khi lao động nữ bị sảy thai

Chủ đề   RSS   
  • #498122 30/07/2018

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Chế độ bảo hiểm khi lao động nữ bị sảy thai

    Đơn vị mình có bạn bị thai lưu và có giấy bệnh viện phải làm thủ thuật bỏ thai. Thai trên 2 tháng tuổi vậy bạn ấy được hưởng chế độ nào? và thời gian bạn ấy nghỉ mình chấm công ở văn phòng ra sao, có phải đóng bảo BH trong thời gian bạn ấy nghỉ như vậy không?

     
    3543 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498123   30/07/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Theo thông tin như chị nêu thì người này sẽ được hưởng chế độ BHXH như sau:
    Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

     Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

     1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

     a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

     b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

     c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

     d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

     2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


    Trong thời gian nghỉ này thì công ty sẽ không tính lương cho NLĐ mà NLĐ sẽ hưởng chế độ từ BHXH. Còn việc có tham gia BHXH hay không thì phụ thuộc vào thời gian nghỉ của họ trong tháng: nếu thời gian nghỉ trong một tháng từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH, còn dưới 14 ngày thì vẫn phải tham gia bảo hiểm:
    Luật Bảo hiểm xã hội 2014

     

     Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

     3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

     

    Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014


     7. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

     “Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

     1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

     a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

     
    Báo quản trị |