Chất vấn là gì? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai?

Chủ đề   RSS   
  • #617707 21/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28102
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 590 lần
    SMod

    Chất vấn là gì? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai?

    Chất vấn là gì? Trình tự tổ chức hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội hiện nay thế nào? Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Như thế nào là chất vấn?

    Căn cứ khoản 7 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có giải thích về chất vấn như sau:

    Chất vấn là việc đại biểu Quốc hội nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; đại biểu Hội đồng nhân dân nêu vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu.

    Theo đó, có thể hiểu đơn giản chất vấn là là hoạt động mà đại biểu Quốc hội đặt ra những câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của chức danh như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác trong Chính phủ, Chánh án TAND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSNDTC tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước. 

    (2) Hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tổ chức như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 có quy định hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:

    - Đại biểu Quốc hội nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể.

    - Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập (nếu có);

    - Trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại.

    - Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình. 

    Thời gian nêu chất vấn, thời gian trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội.

    (3) Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn những ai?

    Căn cứ Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định về quyền chất vấn như sau:

    - Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSNDTC Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

    - Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản.

    - Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của UBTVQH hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.

    Đối chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay, các đối tượng mà đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn bao gồm: 

    - Chủ tịch nước.

    - Chủ tịch Quốc hội.

    - Thủ tướng Chính phủ.

    - Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

    - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Tổng Kiểm toán nhà nước.

     
    122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận