Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #614615 29/07/2024

    Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì?

    Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" được hiểu như thế nào? Trong gia đình anh chị em có nghĩa vụ yêu thương, cấp dưỡng cho nhau trong trường hợp nào?

     

    Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" nghĩa là gì?

    Câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu mang ý nghĩa sâu sắc về tình chị em. Dù em gái có thông minh hơn, khéo léo hơn, và dù chị gái có lúc mắc lỗi thì cả hai vẫn là chị em ruột thịt, vẫn là một gia đình.

    Câu ca dao thể hiện sự bao dung, tha thứ và tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Nói cách khác, câu ca dao "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" muốn nhấn mạnh rằng dù có những khác biệt, cả về tính cách lẫn khả năng, những lúc sai lầm hay bất đồng quan điểm nhưng tình cảm gia đình vẫn luôn là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau.

    Do đó khi vận dụng tinh thần của câu ca dao này vào quy định pháp luật thì để xây dựng một mối quan hệ gia đình hạnh phúc, chị em phải có nghĩa vụ yêu thương, hỗ trợ nhau và cấp dưỡng cho nhau trong những trường hợp đặc biệt. 

    Anh, chị, em trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?

    Tại Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em như sau:

    - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau;

    - Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

    Anh, chị, em ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau không?

    Tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

    - Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    - Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:

    Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Như vậy, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    Theo đó, anh chị em có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu:

    - Không còn cha mẹ.

    - Cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con.

    Nếu anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    Ngược lại, em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Tóm lại, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

    "Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" là câu ca dao là một lời nhắc nhở ý nghĩa về tình cảm gia đình. Quy định pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng không chỉ là một nghĩa vụ mà còn là sự thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với nhau.

     
    224 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận