Cần giúp đỡ bài tập tình huống mua bán hàng hóa

Chủ đề   RSS   
  • #549665 22/06/2020

    belix66536

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cần giúp đỡ bài tập tình huống mua bán hàng hóa

    Em cần giúp đỡ bài tập tình huống này. Rất mong được mọi người giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn

    Xyz.com là một website gồm những gian hàng trưng bày và buôn bán các mặt hàng khác nhau. Ngày 15/4/2019, anh A mua một đôi lọ lục bình của B có giá trị 10 triệu đồng trên website xyz. Sau khi thực hiện các bước đặt hàng thành công với hình thức thanh toán tại nơi nhận hàng, website tiến hành giao hàng cho anh A thông qua đơn vị trung gian vận chuyển. Tuy nhiên, khi đơn vị vận chuyển tới nơi thì không liên lạc được với anh A, vì vậy không thể giao được hàng. Hỏi:
    a. Rủi ro về chi phí vận chuyển trong trường hợp này sẽ thuộc về bên nào?
    b. Chế tài nào có thể áp dụng với A trong trường hợp này? Nêu căn cứ pháp lý
     
    3230 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn belix66536 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549670   22/06/2020

    Chào bạn.

    Hiện nay khi dịch vụ bán hàng qua mạng đang nở rộ, thì việc "bom" hàng là thường xuyên, có những tình huống dỡ khóc, dỡ cười.
    Chúng ta có thể hiểu, việc xù nhận hàng trên thực tế là hai bên đã thảo thuận thành công việc mua bán, nhưng khi thực hiện việc nhận hàng, giao hàng và thanh toán thì mới phát sinh nhiều chuyện,Người đặt hàng bổng dưng mất tích, không liên lạc được, đt thì o í e.

    Vấn đề nầy, tư vấn cho bạn đôi điều sau:

    -Khi thực hiện giao dịch việc đặt hàng đó, có nghĩa là hai bên đã giao kết hợp đồng bằng lời nói việc mua bán hàng hóa.

    -Căn cứ ddieuf 398. BLDS năm 2015 thì:

    1-Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung hợp đồng

    2-Hợp đồng có thể có các nội dung như sau:

    - Đối tượng của hợp đồng

    -Số lượng, chất lượng;

    -Giá, phương thức thanh toán

    -Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

    -Quyền, nghĩa vụ của các bên

    -Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

    -Phương thức giải qquyeets tranh chấp.

    Căn cứ qui định trên, việc bên mua không thực hiện việc nhận hàng và thanh toán tiền thì bên mua đã vi phạm pháp luật dân sự.

    Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, hoặc luật có qui định khác.

    Điều 419 BLDS năm 2015 cũng có qui định:

    THiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:

    1-THiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng xác định tại khoản 2 điều nầy.Điều 13, điều 360 của bộ luật nầy.

    2- Nười có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hai cho lợi ích mà lẻ ra mình được hưởng do hợp đồng mang lại> người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại lợi ích mà hợp đồng mang lại.

    3-Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền.Mức bồi thường do Tòa án quyết địn căn cứ vào nội dung vụ việc.

    Như vậy, bên mua đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng>Theo qui định của pháp luật hiện hành thì bên đặt hàng sẽ phải buôc thực hiện việc nhận và thanh toán như đã thỏa thuận, và phải chịu thêm chi phí bảo quản và vận chuyển phát sinh nếu có.

    Tuy nhiên, đó là nói theo pháp luật và những người làm nghề luật, thực tế thì việc kiện tụng rất nhiêu khê, vã lại giá trị thiệt hại không lớn, nên đa số mọi trường hợp đều bỏ qua trong sự ấm ức, có người đưa lên mạng để chia xẻ, nên vấn đề nầy còn nhiều việc phải bàn.

    Chúc bạn thành công.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chieuluatsu vì bài viết hữu ích
    belix66536 (23/06/2020)