Cách xử lý trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm

Chủ đề   RSS   
  • #539839 29/02/2020

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Cách xử lý trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm

    Theo quy định  tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012 thì  “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.”

    Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014  quy định về Điều kiện hưởng lương hưu:

    Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

    …”

    Như vậy, đối với trường hợp người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ tuổi đóng bảo hiểm xã hội,  doanh nghiệp và người lao động có thể xử lý như sau:

    Thứ nhất, hai bên có thể kết thúc hợp đồng lao động và người lao động sẽ nhận bảo hiểm  xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:

    “Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    …”

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13.

    Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Thứ hai,  Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm.  Cụ thể, hai bên chấm dứt hợp đồng lao động  và sau đó người lao động sẽ tiếp tục  bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội  theo quy định tại Điều 61 Luật  bảo hiểm xã hội 2014. Nghĩa  là người lao động sẽ tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu theo quy định.

    Thứ ba: hai bên thỏa thuận tiếp tục  hợp đồng  theo quy định tại Điều 166 Bộ luật lao động. Cụ thể:

    “Điều 166. Người lao động cao tuổi

    1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”

    Khi sử dụng người lao động  cao tuổi, người sử dụng lao động tuân thủ các quy định tại  Điều 167 Bộ luật lao động 2012 và Điều 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP  và Khoản 3 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP.

    Trên đây là các phương xử lý khi đã đến độ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ năm đóng bảo hiểm. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích để người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn để giải quyết trường hợp của mình.

     
    14797 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544647   29/04/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì có nêu:
     
    "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
    ...
    3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 6 như sau:
     
    “2. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”"
     
    Ở đây mình có vấn đề thắc mắc là đối với trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng, chưa đủ số năm đóng thì sẽ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không đủ sức khỏe (Ví dụ trong trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn). Vậy nếu thỏa thuận người lao động không đồng ý thì xử lý như thế nào khi nó không nằm trong trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
     
     
    Báo quản trị |