Cách xử lý khi công ty nợ lương nhân viên

Chủ đề   RSS   
  • #529501 30/09/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Cách xử lý khi công ty nợ lương nhân viên

    Những tranh chấp về tiền lương vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Vì đó là nguồn thu nhập để chi trả các khoản chi tiêu hàng ngày, tiền ăn, ở, khám, chữa bệnh, nuôi gia đình,...Nên khi bị xâm phạm đến tiền lương thì không chỉ người lao động mà bất kì ai đều sẽ hoang mang và tìm cách đòi lại quyền lợi của mình.

    Để rút ngắn thời gian tìm hiểu, sau đây là bài viết hướng dẫn cách xử lý khi bị công ty nợ lương, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn sau này:

    Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả lương của người sử dụng lao động như sau:

    1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

    a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

    b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

    Do đó, khi người sử dụng lao động nợ lương của bạn quá thời hạn quy định là 1 tháng và không có bất kì thông báo nào thì người sử dụng lao động đã vi phạm nguyên tắc trả lương cho người lao động, ngoài việc phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền chậm trả với lãi suất theo quy định thì người sử dụng lao động bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3, Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    Lưu ý: Nếu người sử dụng lao động nợ lương nhân viên có thông báo và được nhân viên chấp thuận thì đến thời hạn sẽ trả lương theo thỏa thuận, còn nếu có thông báo nhưng không được nhân viên chấp thuận thì người sử dụng lao động nợ lương quá thời hạn vẫn bị xử phạt hành chính theo quy định.

    3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    Để bảo về quyền và lợi ích của mình khi bị công ty (tức người sử dụng lao động) nợ lương, bạn sẽ hành động như sau:

    - Bạn gửi đơn yêu cầu trả lương đến ban lãnh đạo công ty để được giải quyết về tiền lương.

    Trường hợp bạn không nhận được câu trả lời thỏa đáng: Bạn sẽ làm đơn gửi đến Sở lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải viên lao động giải quyết;

    Trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải.

    Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ: Điều 10, Điều 18  Nghị định 24/2018/NĐ-CP ;

    Ngoài ra, nếu bạn không chấp nhận sự việc chậm lương tiếp tục tái diễn bạn có quyền nghỉ việc theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật Lao động 2012 quy định như sau:

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    ……

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    ……

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    ……

    Nhớ phải thông báo trước ít nhất ba ngày làm việc cho người sử dụng lao động biết;

    Vậy, khi công ty nợ lương người lao động và người sử dụng lao động có thể ngồi lại thỏa thuận và tìm phương án giải quyết. Nếu không tự giải quyết được thì gửi đơn đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải viên lao động giải quyết; nếu vẫn không được bạn gửi đến để tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình;

    Nếu bạn cảm thấy không còn phù hợp và không muốn sự việc chậm trả lương tiếp tục tái điễn bạn có thể nghỉ việc và vẫn được hưởng tiền bồi thường về đơn phương chấm dứt hợp đồng (do lỗi của người sử dụng lao đồng), hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 30/09/2019 02:07:57 CH
     
    17382 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    admin (07/10/2019) TVPL_PTSP (30/09/2019) ThanhLongLS (30/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #529526   30/09/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình bổ sung thêm:
     
    Vậy thì Người lao động có được đình công khi công ty chậm trả lương?
     
    Và theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có quyền đình công.
     
    Do đó, người lao động có quyền đình công khi bị chậm lương hai tháng, trừ trường hợp pháp luật quy định không được đình công, cụ thể:
     
    Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định. 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (30/09/2019)
  • #529536   30/09/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Vấn đề nợ lương công ty là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở các công ty. Tuy nhiên, theo mình thấy không phải công ty cứ nợ lương là người lao động đình công, nghỉ việc. Điều này còn phụ thuộc vào uy tín của công ty, tính chất thường xuyên của việc nợ lương, số tiền nợ, thời gian nợ lương. Hầu hết, các công ty nợ lương nhân viên có thể vì đang gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn. Do đó, tuỳ vào mức đọ và tính chất của việc trả trễ lương, nợ lương, cả 2 bên nên thoả thuận bàn bạc thống nhất với nhau. Bên công ty nên cho người lao động một lý do và thời gian trả lương cụ thể, còn người lao động cũng nên bình tĩnh và thông cảm nếu công ty mình gặp khó khăn. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn An_Pisces vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (30/09/2019)
  • #529684   30/09/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Việc nợ lương NLĐ hiện nay không phải là quá hiếm. Tuy nhiên, nhiều NLĐ vẫn không biết mình được bảo vệ quyền lợi như thê nào hoặc vì sợ bị mất việc nên không giám khiếu kiện NSDLĐ hoặc ngại vì kiện tụng tốn thời gian, án phí... nên cứ mặc kệ cho qua. Thông tin của bạn quả là hữu ích, NLĐ cần biết nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lunakhung123 vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (01/10/2019)
  • #529990   30/09/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1996)
    Số điểm: 13483
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Mình thấy trong trường hợp này trước tiên hai bên phải ngồi lại với nhau và xác định nguyên nhân chính xác việc nợ lương do đâu mà có. Thông thường sẽ do tình hình tài chính của công ty thời điểm đó có vấn đề. Người lao động nên làm rõ nguyên nhân, lấy được câu trả lời cũng như cam kết chính xác từ người sử dụng lao động. Nếu vẫn không có điều gì đảm bảo thì có thể thông qua tổ chức công đoàn hoặc cơ quan quản lý tại địa phương nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (01/10/2019)
  • #539534   27/02/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì người lao động khi có tranh chấp với người sử dụng lao động thì khiếu nại lần đầu đến người đứng đầu đơn vị, trường hợp không giải quyết thì sẽ khiếu nại đến Chánh Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội. Không phải phòng nhé.

     
    Báo quản trị |