Cách tính lương, phụ cấp đối với công chức

Chủ đề   RSS   
  • #317100 07/04/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Cách tính lương, phụ cấp đối với công chức

    1.

    Đối với các đối tượng:

    - Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    - Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

    - Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

    - Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP.

    - Giáo viên mầm non hưởng lương theo quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg.

    - Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo quy định tại Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định 131/TTg ngày 04/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

     Được tính mức lương, phụ cấp, mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu như sau.

    1.1 Mức lương

    Mức lương = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số lương hiện hưởng]

    1.2 Đi với các khoản phụ cấp

    - Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]

    - Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] X [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định].

    1.3 Mức tiền của hệ schênh lệch bảo lưu (nếu có)

    Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)]

    2.

    Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 thì mức hoạt động phí theo công thức sau:

    Mức hoạt động phí = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số hoạt động phí theo quy định]

    Xem thêm các đối tượng khác tại Thông tư 07/2013/TT-BNV.

     
    68368 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350014   14/10/2014

    vphdubq6
    vphdubq6

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 3 lần


    Phụ cấp kiêm nhiệm.

    Cho hỏi theo Nghị định  92/2009/NĐ-CP  thì những người kiêm nhiệm được hưởng 20% lương. Vậy cho hỏi các chế độ khác có được hưởng hay không như tiền cơm, thưởng, tiền khoán định biên, phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm...

    Cập nhật bởi vphdubq6 ngày 14/10/2014 10:55:51 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #350133   14/10/2014

    teppi75
    teppi75

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2010
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn.

    Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009  quy định: Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân), cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm y tế.

    Các chế độ "tiền cơm, thưởng" chỉ được hưởng một lần (nếu có). Chưa nghe nói đến khái niệm "tiền khoán định biên, phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm"...

     
    Báo quản trị |  
  • #379851   19/04/2015

    Letrongthuy1956
    Letrongthuy1956

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn hỏi cách tính lương công chức . 

    Hiện nay lương của tôi là kỹ sư 8 hệ số 4,98 . Hệ số vượt khung là 8% . Xin hỏi cách tính 8% này  như thế nào ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #393739   24/07/2015

    Tôi có quyết định xếp lương công chức vào ngày 14/7/2015, như vậy tôi được hưởng lương như thế nào ? nguyên tháng 7/2015 hay 1/2 lương tháng 7/2015? Căn cứ vào văn bản nào để tính lương cho tôi

     
    Báo quản trị |  
  • #393789   24/07/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Bạn được 1/2 tháng là lương mới, căn cứ vào văn bản xếp lương công chức của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #393827   25/07/2015

    Tôi muốn biếtcăn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật nào để trả lương cho tôi

     
    Báo quản trị |  
  • #397668   26/08/2015

    chuotdethuong84
    chuotdethuong84

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho tôi hỏi: Tôi đang làm công chức Văn phòng thống kê ở UBND xã nay kiêm nhiệm thêm chức danh Dân tộc tôn giáo, theo khoản 1 Điều 10 của Nghị định 92/2009/NĐ-Cp thì tôi được hưởng 20% lương hiện hưởng. Vậy 20% ấy được tính từ chức danh công chức văn phòng - thống kê hay từ chức danh dân tộc tôn giáo và ngoài văn bản trên còn có văn bản nào hướng dẫn chi tiết nữa hay không? xin cảm ơn Luật gia

     
    Báo quản trị |