Cách tính lương hưu mới theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

Chủ đề   RSS   
  • #374827 18/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Cách tính lương hưu mới theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Bên cạnh việc nhận tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng thì chắc hẳn nhiều người lao động cũng sẽ quan tâm mình sẽ nhận được gì khi về hưu sau nhiều năm đóng BHXH. Bài viết này sẽ tổng hợp ngắn gọn về lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2016.

    Chú thích một số từ viết tắt trong bài:

    - NLĐ: người lao động.                       - NSDLĐ: người sử dụng lao động.

    - BHXH: bảo hiểm xã hội.                   - HĐLĐ: hợp đồng lao động.

    - CAND: Công an nhân dân.               - QĐND: Quân đội nhân dân.

    1. Điều kiện hưởng lương hưu

    (Lưu ý nhóm NLĐ được đề cập ở đây là nhóm NLĐ tham gia BHXH bắt buộc)

    * Nhóm NLĐ gồm:

         + Làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ, có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

         + Cán bộ, công chức, viên chức.

         + Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

         + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

         + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

         + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    - Trừ trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
    - Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp:

         + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

        + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

        + NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

     
        + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

    * Nhóm NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

    - Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:

         + Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác.

         + Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do BLĐTBXH, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

         + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

    2. Mức lương hưu hàng tháng

    (Lưu ý để được hưởng các mức lương này, NLĐ phải thuộc trường hợp nêu trên)

    - Từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.

    Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Trong đó: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

         * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

    Mốc thời gian tham gia BHXH

    Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu

    Trước 01/01/1995

    05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

    06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.

    08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

    10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

    15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

    20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

    Từ 01/01/2025 trở đi

    Toàn bộ thời gian

        * Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

        * Nhóm NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH chung của các thời gian.

       * NLĐ có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm quy định đối với NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:

    + Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

         * NLĐ có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng BHXH.

         * NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

    Trường hợp NLĐ chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo quy định đối với NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

    - Từ 01/01/2018:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH:

    Năm nghỉ hưu

    2018

    2019

    2020

    2021

    2022 trở đi

    Lao động nam

    16 năm

    17 năm

    18 năm

    19 năm

    20 năm

    Lao động nữ

    15 năm

     

    Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2% cho cả lao động nam và lao động nữ.

    Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    - Mức lương hưu hàng tháng trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%. (Trước đây chỉ giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp này)

    Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi.

    - Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi:

    Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Từ 16 – 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

    Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất = mức lương cơ sở, trừ lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi.


     

    * Lưu ý về mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ lương hưu theo quy định nêu trên:

    Trường hợp hồ sơ của NLĐ không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

    3. Trợ cấp một lần

     - NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    - Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    4. Bảo hiểm xã hội 01 lần

    - NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

          + Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nêu trên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

         + Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH.

         + Ra nước ngoài để định cư.

         + Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. (Trước đây không quy định nội dung này)

        + Trường hợp người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

    - Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

        + 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.

        + 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

         + Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

    Mức hưởng BHXH 01 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ người đang bị mắc 01 trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định Bộ Y tế.

    Thời điểm tính hưởng BHXH một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan BHXH.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 18/03/2015 04:21:54 CH Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 18/03/2015 01:40:56 CH
     
    91732 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #375750   24/03/2015

    dohoanggiabao
    dohoanggiabao

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 33
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan". Chính sách này quá thiên lệch cho đối tượng về hưu ở khối Nhà nước. Nếu như ở 1 lao động làm việc với mức lương ở những năm cuối trong khối nhà nước là 8 triệu (7,0), đóng đủ 30 năm thì được hưởng lương hưu cũng phải được 5,6 triệu thì một lao động tương tự hưởng mức lương năm cuối mức 8 triệu ở khối doanh nghiệp chỉ được hưởng 2,8 triệu chỉ bằng 1/2. Sao chính sách BHXH không tách riêng quỹ BHXH cho từng khối mà cứ bốc ô nọ bỏ ô kia là sao? Làm việc bên ngoài NN cũng rách lắm chứ tưởng? Đúng là chó cắn áo rách. Haizz...da.

     
    Báo quản trị |  
  • #375818   24/03/2015

    vkkotien
    vkkotien

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình chưa hiểu lắm vv hưởng trợ cấp 1 lần "Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nêu trên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH". Nếu mình đủ tuổi lg hưu & đã đóng đủ/ hơn 20 năm thì ko được lãnh trợ cấp 1 lần ah?

     
    Báo quản trị |  
  • #375825   24/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn vkkotien,

    Hình như bạn đang nhầm giữa 2 nội dung “trợ cấp 01 lần” và “bảo hiểm xã hội 01 lần”.

    Trường hợp bạn nói đến là bảo hiểm xã hội 01 lần chứ không phải là trợ cấp 01 lần nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Truongcanbotoaan (13/05/2015) mekienha (08/04/2015)
  • #375826   24/03/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn dohoanggiabao.

    Có lẽ bạn mới đọc được phần mà bạn nguyenanh1292 liệt kê ra nên có sự hiểu lầm đấy, chứ không có sự chênh lệch thế đâu. Đối với người đóng BHXH theo mức tiền (doanh nghiệp) thì khi tính chế độ hưu trí, mức tiền đóng ở những năm xa xưa sẽ được nhân với một hệ số thích hợp để thành mức tiền lương đóng khi đó nhưng tính cho tại thời điểm nghỉ hưu nên sẽ không có sự thiệt thòi như bạn nghĩ đâu.

    Ví dụ: Thông tư 02/2014/TT-BLĐTBXH đa quy định mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH như sau (gọi nôm na là hệ số trượt giá cho dễ hiểu):

    1. Tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

    Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm

    =

    Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

    x

    Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm tương ứng

    Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

    Bảng 1

    Năm t

    Trước 1995

    1995

    1996

    1997

    1998

    1999

    2000

    2001

    2002

    2003

    2004

    Mức điều chỉnh

    4,09

    3,47

    3,28

    3,18

    2,95

    2,83

    2,88

    2,88

    2,78

    2,69

    2,50

    Năm t

    2005

    2006

    2007

    2008

    2009

    2010

    2011

    2012

    2013

    2014

     

    Mức điều chỉnh

    2,31

    2,15

    1,98

    1,61

    1,51

    1,38

    1,16

    1,07

    1,00

    1,00

     

    Theo bảng trên thì nếu năm 1995 bạn đóng với mức lương 1 triệu, năm 2014 bạn nghỉ hưu thì mức lương 1 triệu đó được tính thành 3,47 triệu để tính bình quân lương hưu.

    Bạn phải bớt chút thời gian đọc kỹ toàn bộ Luật BHXH 2014 và cả Thông tư 02 này nữa thì sẽ rõ thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    quynhbacsang (24/03/2015) KhucNga (25/03/2015) luongquangtuan (27/03/2015) Hien1959 (25/04/2015) ccnlt (25/03/2015)
  • #375892   25/03/2015

    Mình không được am tường lắm cách tính hưởng lương trên mức đóng BHXH.

    Nhưng mình thấy:  Những người làm cho các DN như bọn mình thật thiệt thòi so với những người cũng như mình mà ở khối Nhà nước. Cùng trình độ nếu so về mức lương tháng thì bọn mình làm cho khối DN cũng chẳng cao hơn nhưng khi về hưu thì rõ ràng những người làm khối NN sẽ cao hơn nhiều. Do bảo hiểm đưa ra mức đóng tối thiểu đối với các DN thì chẳng mấy DN sẽ chịu đóng ở trên mức tối thiểu cả, với DN mình đang làm thì chắc chắn mãi mãi họ vẫn lựa chọn mức tối thiểu thôi và chắc chăn đến lúc nghỉ hưu mình sẽ phải ăn bám chồng con là cái chắc rồi. hu...hu....!

     
    Báo quản trị |  
  • #375898   25/03/2015

    dohoanggiabao
    dohoanggiabao

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 33
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    "Một con vịt xòe ra 2 cái cánh".

    Thông tin mình nói là lấy từ thực tế. 1 ông đi bộ đội rồi về đi công nhân với mức lương trong nhà nước tính bình quân 290 tháng là ~ 2,7 được chuyển đổi thành ~ 2.800 nđ khi tính hưu theo quy định. Ở DN ông này hưởng lương và được điều chỉnh theo quy định "trượt giá". Nhưng có vấn đề:

    1. Trượt giá gì mà lương năm 1998 là ~ 900 nđ cũng chỉ được quy đổi  ~ 2.659 nđ => thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng.

    Sau đó, ông này được tăng lương đều đặn lên trên 8 triệu. Nhưng lúc tính bình quân lương có trượt giá cũng chỉ được. 4.700 nđ (200 tháng) => Lương bình quân toàn quá trình chỉ khoảng 3.600 nđ => Lương hưu ~ 2.700 nđ.

    2. Tương tự 1 ông làm nhà nước mà ngoi lên được 7.0 ~ 8 triệu thì thử tính xem lương hưu được bao nhiêu: ~ 6 triệu tiền lương hưu. Còn trên gấp 2 lần chứ.

    3. Cách tính thử xem lại bảng ở trên xem, người ta chỉ được tính đến năm 2012 thôi. Năm 2013, 2014 có được tính đâu. Tiền gửi NH Agribank lãi suất ai tiêu nhỉ?

    3. Hoàn toàn đây là lợi ích nhóm của những người làm luật. Công nhân ở thời nào cũng khổ thôi. Còn những con gà không biết gì thì thấy bình thường.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn dohoanggiabao vì bài viết hữu ích
    SAdmin (25/03/2015) thanhly63 (03/05/2015)
  • #375901   25/03/2015

    Nếu đến năm  Nghỉ hưu đúng tuổi mà chưa đến nghỉ thị bệnh chết thì có được lĩnh tiền tham gia BHXH không?

     
    Báo quản trị |  
  • #375924   25/03/2015

    teppi75
    teppi75

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2010
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn

    Bạn có thể tham khảo như sau:

      1/ Mai táng phí: Các đối tượng sau đây khi chết (hoặc tòa án tuyên bố là đã chết) thì thân nhân được hưởng mai táng phí:

    - Đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH hoặc

    - Đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc.

    2/ Điều kiện hưởng tuất hàng tháng:

    a/ Điều kiện về người chết:

    - Có đóng BHXH > 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần; hoặc

    - Đang hưởng lương hưu; hoặc

    - Chết do tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; hoặc

    - Đang hưởng trợ cấp TNLĐ - BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động > 61%.

    b/ Điều kiện về thân nhân:

    - Cha mẹ đẻ (2 bên), người khác mà người này có trách nhiệm nuôi dưỡng: Từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; hoặc dưới 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81%. (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).

    - Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên (chồng từ đủ 60 tuổi trở lên) hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81% . (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).

    - Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động > 61%. 

    3/ Điều kiện hưởng tuất một lần:

    Không thuộc đối tượng điều kiện về người chết của tuất hàng tháng hoặc người chết thuộc đối tượng quy định tại tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng.

    II- QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:

    1/ Mai táng phí:

          Thân nhân được hưởng mai táng phí: Bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

    2/ Tuất hàng tháng:

    - Tuất cơ bản: 50% mức lương tối thiểu chung/định suất.

    - Tuất nuôi dưỡng: 70% mức lương tối thiểu chung/định suất (trường hợp không còn người trực tiếp nuôi dưỡng).

    - Số người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người đối với 1 người chết. Trường hợp có từ 2 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp quy định.

    - Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN chết.

    3/ Tuất một lần:

    a/ Trường hợp người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:

    Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1.5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Mức hưởng tối thiểu bằng 3 tháng lương bình quân.

    b/ Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:

    Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn teppi75 vì bài viết hữu ích
    SAdmin (25/03/2015)
  • #375960   25/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Nội dung mà bạn teppi75 vừa nêu, vẫn còn áp dụng đến hết năm nay (tức là 31/12/2015).

    Đến ngày 01/01/2016, sẽ áp dụng theo Luật bảo hiểm xã hội 2014.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #375967   25/03/2015

    dohoanggiabao
    dohoanggiabao

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 33
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Bổ sung cho con "vịt" kia biết: Lương tối thiểu chung năm 1997 là 144 nđ, nếu 900 nđ ~ 6,25 rồi đó. Nếu quy đổi theo lương tối thiểu thì sẽ phải được ~ trên 7 triệu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dohoanggiabao vì bài viết hữu ích
    SAdmin (25/03/2015)
  • #376018   25/03/2015

    Bạn làm ơn cho mình hỏi về cách tinh lương bình quân khi nghỉ hưu là như thế nào, mình thuộc lao động trong Cty cổ phần 51/49 (51% của nhà nước). Thời gian tham gia đóng bảo hiểm bắt đầu từ 11/1987

    Theo như bảng Mức lương hưu hàng tháng thì có phải là mình được tính bình quân lương của 5 năm cuối không

    Còn về thời gian đóng bảo hiểm thì tính từ năm mình làm sổ hưu có phải không? Nghĩa là nếu năm 2020 mình mới được giám đinh để nghỉ mất sức (50 tuổi, bình thường là 55 tuổi thì không phải đi giám định) thì thời gian đóng BHXH phải là 33 năm mới đủ 75% có đúng không?

    Chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #376032   25/03/2015

    - Nhóm NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định:

    Tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian ???

    Sao nhóm này bị tính toàn thời gian thì sẽ bị thiệt thòi hơn nhóm làm nhà nước vậy ?

     
    Báo quản trị |  
  • #376077   26/03/2015

    Thông tin tóm tắt nhưng nội dung đầu đủ!! hay

     
    Báo quản trị |  
  • #376080   26/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào anh duydong77,

    Nếu anh được hưởng chế độ tiền lương theo hệ số lương Nhà nước thì đúng là tính bình quân của 05 năm cuối trước nghỉ hưu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #376189   26/03/2015

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào các bạn.

    Xin lỗi trước đây tôi có phần chủ quan, cứ tưởng sự điều chỉnh như thế là tương đương (do không ở doanh nghiệp nên không để ý lắm). Nhưng sau khi nhận được sự phản ứng, tôi làm một ví dụ cụ thể thì mới thấy có sự quá chênh lệch thật.

    Thế này thì có lẽ cần phải kiến nghị sửa lại Luật thôi.

    @ dohoanggiabao.

    Kiến thức toán học của bạn cao đấy. Nhưng sao cách cư xử của bạn lại như vậy nhỉ???

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hvquyen1 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (26/03/2015)
  • #376486   28/03/2015

    sondoan383
    sondoan383

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    tính lương hưu

    Xin hỏi: Tôi sinh ngày 20/03/1962 tham gia đóng bhxh(biên chế cán bộ cnvc) tháng6/1987.Năm 2009 xếp bậc lương 4,66 đến 01/01/2015 xếp lương 4,99. Nếu tôi tiếp tục tham gia đóng bhxh đến tháng 6/2017(đủ 30 năm) và đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì được tính lương hưu thế nào? Bị trừ mấy% với 5 năm nghỉ trước tuổi.Tôi xin cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #376500   28/03/2015

    xin cho tôi hỏi: Tôi đã chốt sổ BHXH và nhận lương hưu được hai tháng, trước khi chốt sổ để nhận lương hưu tôi có ký hợp đồng lao động với một công ty và được đóng bảo hiểm nay đã được 9 tháng. Vậy tôi muốn hỏi là" tôi đã chốt sổ BHXH và nhận lương hưu hàng tháng rồi, thì có phải tiếp tục đóng bảo hiểm ở công ty mới hay không?, nếu phải ngừng đóng bảo hiểm thì tôi có được hưởng 9 tháng đóng bảo hiểm đó hay không?"

    xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #376726   30/03/2015

    Cảm ơn bạn về những thông tin hữu ích này!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #376746   30/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Chào bạn doanthihoaian,

    Khi đã nhận lương hưu rồi, nếu tiếp tục làm việc thì bạn vẫn được nhận phần lương hưu đó. Tuy nhiên, bạn không phải đóng BHXH khi làm việc ở công ty mới này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #376931   31/03/2015

    George
    George

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    - Ầy ... nói chi nhiều ... tầng lớp NLĐ đa phần trình độ thấp ... mà cứ tính lu xu bu kiểu này thì sao mà hiểu được ... đâu như mấy thằng ăn no rồi ngồi tính 

    - Người ta làm vài năm mong sao lãnh được ít ỏi tiền BHXH 1 lần " dù bị bóc lột chút đỉnh " để về quê làm ăn ... Mà bây giờ cái luật này ra thì chẵng nhẽ đang ... Mượn  nợ NLĐ mà ko muốn trã ... chẵng lẽ đóng 1 năm BHXH rồi nghỉ làm năm 20t ... thì phải chờ 40 năm sau mới lụm được 3 triệu tiền BH ... thì hỏi có người nào mà chờ .... Mấy anh học nhiều chờ được không vậy hả ????????  " fuck "

    - Đơn giản NLĐ cần 

    1 . Khi họ chấm dức LĐ ở bất kì độ tuổi nào thì họ vẫn được hưởng BHXH với chế độ 1 lần 

    2 . Và trong khi 1 năm làm việc và đóng bảo hiểm đều đều như vắt chanh ... thì khi đóng được 1 năm thì họ được hưởng bao nhiêu tháng lương 

    - Chưa kể ... đóng tiền cho BH thì dễ còn khi bệnh hoạn muốn lấy tiền theo quyền lợi thì oi .... trời toàn là giấy với tờ ... tùm lum ... 

    - Mấy anh ở trên học nhiều quá ... không biết có hiểu được thằng lớp 9 này nói không ....

    - Không hiểu thì ra mà lăn lộn rồi ăn muối nhiều nhiều vô :D

     
    Báo quản trị |