Cách phân biệt tố giác và tin báo tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #612118 30/05/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1304)
    Số điểm: 23421
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 463 lần
    SMod

    Cách phân biệt tố giác và tin báo tội phạm

    Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cách phân biệt giữa tố giác và tin báo tội phạm và những nguyên tắc cần phải đảm bảo của cơ quan và cán bộ khi tiếp nhận  tố giác và tin báo tội phạm.

    (1) Cách phân biệt tố giác và tin báo tội phạm

    Tiêu chí

    Tố giác

    Tin báo tội phạm

    Khái niệm

    Điều 144 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015

    Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

    Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Theo đó, nhìn chung tin báo về tội phạm và tố giác về tội phạm đều là một trong những nguồn tin về tội phạm.

    Chủ thể

    Cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng.

    Ngoài cá nhân, chủ thể báo tin về tội phạm còn có thể bao gồm cơ quan, tổ chức.

    Yếu tố phát hiện hành vi

    Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra.

    Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,... và trình báo lại cho cơ quan có thẩm quyền.

    Theo đó, có thể thấy, tố giác tội phạm là sự tố cáo hành vi phạm tội của cá nhân nào đó với một cơ quan, tổ chức bất kỳ.

    Còn tin báo tội phạm là sự chuyển tiếp thông tin mà cơ quan, tổ chức đã nhận được từ tố giác tội phạm của công dân hoặc những thông tin thu được từ hoạt động nghiệp vụ của ngay chính tổ chức đó như qua thanh tra, kiểm tra,... Hoặc được phát hiện do hoạt động truyền thông theo chức năng nghề nghiệp (của các cơ quan thông tin đại chúng) đến với cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

    (2) Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 28/2020/TT-BCA có quy định về nguyên tắc tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

    Bên cạnh những nguyên tắc tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì cơ quan và người có thẩm quyền tiếp nhận còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc như sau:

    - Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đều phải được tiếp nhận, phân loại, xử lý, kiểm tra, xác minh, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn theo quy định, không để lọt tội phạm, người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, không làm oan người hoặc pháp nhân thương mại vô tội. 

    - Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật; những hành vi vi phạm pháp luật trong công tác này phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh. 

    - Việc bảo vệ người tố giác, báo tin về tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác phải được thực hiện theo đúng quy định tại Chương XXXIV Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.

    Theo đó, khi tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc như đã nêu trên.

    (3) Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì phải đảm bảo ghi lại những thông tin nào?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BCA có quy định trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin như sau:

    - Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận.

    - Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số CMND/CCCD, ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin.

    - Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc.

    - Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc.

    - Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc,...

    - Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó.

    Trường hợp nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối.

    Theo đó, sau khi đã tiếp nhận thông tin thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

    Như vậy, khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận cần phải đảm bảo ghi lại đầy đủ những thông tin như đã nêu trên.

     
    427 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận