Các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #594607 29/11/2022

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp

    Các loại thuế mà doanh nghiệp xây dựng thông thường cần phải quan tâm bao gồm:

    Lệ phí (thuế) môn bài

    Các quy định về lệ phí môn bài được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

    Lệ phí môn bài là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp hàng năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).

    Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm:

    - Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

    - Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

    - Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    - Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức sau (nếu có):

    + Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    + Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

    + Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    + Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

    + Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    - Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Mức lệ phí môn bài mà doanh nghiệp cần phải đóng:

    Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

    Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

    - Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

    - Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

    Đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

    - Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

    - Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

    - Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

    Khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

    Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

    Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về khái niệm thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:

    "Điều 2. Thuế giá trị gia tăng

    Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."

    Đối tượng phải chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

    Đối tượng phải nộp thuế GTGT: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

    Để có thể tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Phương pháp kê khai thuế GTGT khấu trừ hay phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp.

    Trường hợp 1: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    Những doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp này hoạt động ở các ngành mua bán, chế tác trang sức, vàng bạc, đá quý, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu chịu thuế GTGT hàng năm thấp hơn 1 tỷ đồng hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

    Trường hợp 2: Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ

    Về quy định dành cho phương pháp khấu trừ này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ liên quan theo quy định, có doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, tự nguyện đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

    Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

    Thuế TNDN là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.

    Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì cách tính thuế TNDN cụ thể như sau:

    Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN

    Trường hợp doanh nghiệp không trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế như sau:

    Thuế TNDN phải nộp (A) = Thu nhập tính thuế (B) x Thuế suất thuế TNDN (C)

    Thu nhập tính thuế TNDN được xác định như sau:

    Thu nhập tính thuế (A) = Thu nhập chịu thuế (a) - Thu nhập được miễn thuế (b) + Các khoản lỗ được kết chuyển (c)

    Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thì đối với các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà  xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

    + Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

    Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

    + Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

    + Đối với hoạt động khác: 2%.

    Ví dụ 3: Đơn vị sự nghiệp A có phát sinh hoạt động cho thuê nhà, doanh thu cho thuê nhà một (01) năm là 100 triệu đồng, đơn vị không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động cho thuê nhà nêu trên do vậy đơn vị lựa chọn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

    Số thuế TNDN phải nộp = 100.000.000 đồng x 5% = 5.000.000 đồng.

    Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

    Thuế Thu nhập cá nhân được quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

    Thuế TNCN là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động tại công ty.

    Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thông thường bao gồm:

    – Giảm trừ gia cảnh:

    Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;

    Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

    – Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

    * Tổng hợp các văn bản liên quan đến các loại thuế mà doanh nghiệp thông thường phải đóng:

    Luật Thuế giá trị gia tăng 2008

    Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013

    Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016

    Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, ...

    Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ ...

    Luật Quản lý thuế 2019

    Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế

    Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008

    Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013

    Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007

    Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012

    Thông tư 78/2014/TT-BTC

    Thông tư 96/2015/TT-BTC

    Nghị định 139/2016/NĐ-CP 

     Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

    ...

    * Ngoài ra, các loại thuế, phí khác mà doanh nghiệp phải đóng tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà từng loại doanh nghiệp sẽ phải đóng thêm từng loại thuế phí tương ứng như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế bảo vệ môi trường; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất, …

    Trên đây là thông tin chung và khái quát về các loại thuế mà doanh nghiệp có thể phải nộp.

     
    289 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jellannm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595054   30/11/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 3794
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp

    Cảm ơn chia sẽ hữu ích từ bạn. Bản thân cũng làm việc trong doanh nghiệp và thường xuyên phải tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến thuế nhất là các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp. Bài viết của bạn đã cụ thể gần như tương đối đầy đủ những văn bản điều chỉnh các loại thuế liên quan của doanh nghiệp, mình đỡ phải đi kiếm từng văn bản. Rất cảm ơn bạn, mình sẽ lưu lại thông tin của bài viết này để nghiên cứu dần.

     
    Báo quản trị |