Các chế độ của giáo viên theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019

Chủ đề   RSS   
  • #556256 30/08/2020

    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Các chế độ của giáo viên theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019

    Thứ nhất, giáo viên cấp 1, 2, 3 đều phải có bằng đại học trở lên

    Tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

    - Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

    - Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

    Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

    - Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

    Như vậy, giáo viên tiểu học (cấp 1), trung học cơ sở (cấp 2), trung học phổ thông (cấp 3) được quy định chuẩn trình độ đào tạo là từ đại học trở lên. Với những giáo viên hiện tại không đủ chuẩn sẽ được phân nhóm để yêu cầu nâng chuẩn.

    Thứ hai, bỏ phụ cấp thâm niên ra khỏi cơ cấu tiền lương của giáo viên

    Tại Điều 76 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.

    Theo đó, Thu nhập giáo viên = Tiền lương theo vị trí việc làm + phụ cấp đặc thù nghề .

    Như vậy, theo luật mới thì giáo viên sẽ không còn được hưởng phụ cấp thâm niên như quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP.

    Thứ ba, bổ sung nhiều quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi với giáo viên

    Tại Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo, cụ thể như sau:

    Một là, nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

    Hai là, nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

    Ba là, nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    Thứ tư, quy định trường hợp cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí

    Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật Giáo dục 2019 so với Luật Giáo dục 2005, theo đó: Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

    Thứ năm, cấm giáo viên, giảng viên hút thuốc trong trường học

    Tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định rõ vẫn đề này, việc hút thuốc là hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục không phân biệt đối tượng nào.

     

     

     
    2847 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận