"Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #616928 28/09/2024

    "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?

    Trong các mối quan hệ gia đình, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng và quan trọng nhất. Vì vậy, trong dân gian mới có câu: "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vậy "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?

    "Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là gì?

    Về mặt nghĩa đen:

    + “Cá ăn muối” có nghĩa là cá được ướp muối để bảo quản và giữ cho thịt cá tươi ngon. Ngược lại, nếu cá không được ướp muối thì sẽ trở thành cá ươn, tức là cá đã hỏng và có mùi khó chịu.

    + “Con cãi cha mẹ” chỉ những hành động hoặc lời nói trái ngược với sự dạy dỗ của cha mẹ. Điều này dẫn đến việc con cái trở thành “con hư”, tức là không kính trọng cha mẹ và vi phạm những chuẩn mực đạo đức.

    Về mặt nghĩa bóng:

    + Câu tục ngữ này nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghe lời cha mẹ và biết kính trọng họ, phải sống hiếu thảo với cha mẹ.

    + Trong cuộc sống, những lời dạy của cha mẹ nhằm giúp con cái trưởng thành. Vì vậy, chúng ta cần tôn trọng và lắng nghe cha mẹ. Nếu cần thuyết phục, phải làm khéo léo, tránh cãi lại hay mắng chửi cha mẹ. Đây là hành vi bất hiếu và cần được phê phán.

    Vì vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ.

    Ca-khong-an-muoi-ca-uon

    Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu bị xử phạt hành chính thế nào?

    Hiện nay, pháp luật cũng đã đề cấp đền hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính nhằm răn dạy, giáo dục con cái sống phải biến yêu thương, kính trọng gia đình, cha mẹ, sống trọn đạo làm con.

    Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như sau:

    (1) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

    - Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

    (2) Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại (1)

    Như vậy, trường hợp con cái bỏ mặc không chăm sóc cha mẹ già yếu thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc xin lỗi công khai khi cha mẹ có yêu cầu.

    Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con thế nào?

    Căn cứ theo Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con như sau:

    - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

    Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

    - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

    - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

    Như vậy, câu “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chứa đựng lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người cần phải biết nghe lời cha mẹ. Hãy sống sao cho trọn đạo làm con, nhấn mạnh đức hiếu kính cha mẹ.

     
    467 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận