C.A Bình Dương khởi tố Công ty Kim Oanh: Có căn cứ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #564580 08/12/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    C.A Bình Dương khởi tố Công ty Kim Oanh: Có căn cứ hay không?

    Công ty Kim Oanh bị khởi tố vụ án

    Công ty địa ốc Kim Oanh cho rằng Công an Bình Dương đã "hình sự hóa quan hệ dân sự" khi khởi tố vụ án liên quan việc môi giới mua bán nhà, đất của mình. Vậy nội dung bên trong câu chuyện này ra sao, mời bạn đọc cùng nhìn lại vấn đề dưới góc nhìn pháp lý!

    Công ty Kim Oanh đã làm những gì?

    Để tóm tắt, vụ việc được ghi nhận theo trình tự như sau:

    (1) Công ty Kim Oanh là bên môi giới, nhận tìm khách hàng, nhận đặt cọc thay cho một số chủ nhà, đất (người có quyền sử dụng đất và sở hữu nhà) ở khu đất H2.

    (2) Trước đây lô đất này được miễn giấy phép xây dựng, nhưng các sản phẩm nhà, đất đều có thật và đã được cấp sổ đỏ, đang làm thủ tục xin điều chỉnh tách thửa, công ty đã giải thích để khách hàng biết rõ hiện trạng pháp lý nhà, đất. 

    (3) Một số khách hàng muốn mua nhà, đất của các chủ nhà, đất trong khu H2 và đã đặt cọc cho công ty, tuy nhiên họ muốn mua đất được tách thửa vì trước đây UBND thị xã Bến Cát từng cho tách thửa nhiều lô đất trong khu dân cư tương tự.

    (4) Hiện nay UBND thị xã Bến Cát không cho tách thửa với các lô đất thuộc khu H2.

    (5) Công ty Kim Oanh đã bồi thường cho một số khách hàng đã đặt cọc, tuy nhiên vẫn chưa thỏa thuận xong về việc bồi thường với một số khách hàng khác (tổng số tiền đặt cọc chưa đền bù được là khoảng 20 tỷ).

    Bàn về việc khởi tố vụ án hình sự của C.A Bình Dương

    Trong vụ này, C.A Bình Dương khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

    Đối với tội này, dấu hiệu cấu thành cơ bản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

    "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

     

    ..."

    Hai vấn đề chính cần làm rõ để khép Công ty vào tội này là (1) Dùng hành vi gian dối (2) Chiếm đoạt tài sản, trong đó hành vi (1) là phương tiện để thực hiện hành vi (2).

    Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội, tức nếu công ty này đã biết tình trạng của lô đất không thể được tách thửa những vẫn cố tình tư vấn sai sự thật để khách hàng tin tưởng giao tiền cọc thì đó chính là "Lừa đảo".

    Chưa thể khẳng định công ty có biết về việc khu đất không được tách thửa để "lừa đảo", tuy nhiên dấu hiệu quan trọng thứ 2 của tội này là việc chiếm đoạt tài sản.

    Về mặt pháp lý, chỉ cần người phạm tội làm chủ được tài sản chiếm đoạt thì hành vi chiếm đoạt đã hoàn thành. Tuy nhiên cần xem xét việc công ty thực hiện đền bù cho những khách hàng đã đặt cọc có ý nghĩa gì trong vụ này, bởi lẽ sau khi đền bù đúng như thỏa thuận hợp đồng, rõ ràng công ty không hề có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.

    Như vậy, phải có kết luận trong việc công ty cố tình đưa thông tin không đúng sự thật và đã chiếm đoạt được tài sản của người dân thì mới cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

    Hệ quả pháp lý

    Thực tế, căn cứ khởi tố vụ án hình sự rất rộng:

    Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

    Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

    1. Tố giác của cá nhân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

    …”

    (Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

    Cơ quan điều tra khởi tố một vụ án mở ra quá trình điều tra, làm rõ các hành vi của một chủ thế có phải hành vi phạm tội hay không, nếu thật sự công ty này không có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải ra kết luận không khởi tố bị can (tức hành vi không cấu thành tội phạm)

    Việc điều tra này không làm mất đi các quyền liên quan của công ty, tuy nhiên nó gây tâm lý hoang mang tới khách hàng, đối tác tại các dự án khác của công ty và có thể gây thiệt hại cho các hoạt động kinh doanh.

    Như vậy, việc cơ quan khởi tố vụ án để điều tra công ty Kim Oanh là có cơ sở, tuy nhiên Công ty cũng không bị mất quyền gì trong giai đoạn này.

    Nếu hoạt động điều tra gây thiệt hại cho công ty, có căn cứ nào để công ty yêu cầu bồi thường hay không? Theo người viết, câu trả lời là KHÔNG, còn các mems có quan điểm ra sao, xin mời đóng góp ý kiến!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 08/12/2020 10:50:27 CH
     
    1970 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (08/12/2020) ThanhLongLS (08/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận