Bồi thường thiệt hại về sức khỏe

Chủ đề   RSS   
  • #206432 10/08/2012

    Winddy

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường thiệt hại về sức khỏe

    Chào mọi người ! người A sn:1993, vào khoảng tháng 5/2012 có gây thương tích cho người B sn: 1994 nhưng chưa trên 11%. Người B đi khám tại bệnh viện tuyến Huyện thì đả có giấy ra viện, trên giấy ra viện có ghi là :"vết thương đầu/ỗn" ( bệnh viện tuyến huyện không có máy X-Quang và CITY, kết luận chỉ do bác sỹ theo dõi và chuẫn đoán). Sau đó gia đình B tự ý chuyển lên bệnh viện tuyến Tỉnh để nhập viện. Sau khi kiểm tra ở bệnh viện tỉnh thì kết quả không có đáng ngại gì. Gia đình B yêu cầu gia đình A bồi thường tất cả tiền viện phí và thuốc ở cả 2 tuyến bệnh viện có đúng không? Ngoài ra bên A còn bồi thường gì nữa không?

     

     
    9104 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502892   23/09/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo như bạn trình bày thì việc người A gây thương tích cho người B, người B chỉ đi khám bệnh ở bệnh viện chứ chưa làm giám định thương tật, chỉ nói là dưới 11% thì trong trường hợp này Người B vẫn có thể làm đơn tố cáo cơ quan có thẩm quyền phạt hành chính. Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

    “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    ….

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

    Ngoài ra Người B có thể yêu cầu người gây thương tích bồi thường thiệt hại cho gia đình mình.Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

    4. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;

    5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

    Như vậy, ngoài việc bồi thường tiền viện phí, người A vẫn có thể phải bồi thường các khoản chi phí liên quan như đã nêu ở trên đây.

     
    Báo quản trị |  
  • #502911   23/09/2018

    Muốn xác định rằng hành vi gây thương tích đã làm tổn thương cơ thể bao nhiêu phầm trăm thì phải có thủ tục xác định tỉ lệ thương tật do cơ quan chức năng thực hiện .

    Trước hết nạn nhân cầm phải tố giác, báo tin, yêu cầu khởi kiện tới cơ quan tổ chức có chức năng. Sau đó người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

    Dựa trên biên bản kết quả xác định tỷ lệ thương tật, nếu đủ các điều kiện BLHS quy định thì sẽ là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, kèm theo là việc xem xét trách nhiệm dân sự. Hoặc có thể dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại các điểm từ Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015…Nếu không đủ điều kiện để khởi tố hình sự vẫn có quyền khởi kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại do xậm phạm về sức khỏe, tính mạng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #577615   30/11/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8650
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Mình muốn bổ sung ý kiến của mọi người rằng là, việc xác định tỷ lệ thương tích không phải do mình thực hiện hay tới bệnh viện thực hiện mà phải gửi đơn tố giác, khi cơ quan điều tra trong tiến trình giải quyết vụ án thì họ xét thấy trường hợp phải trưng cầu giám định thì họ mới thực hiện việc giám định tỉ lệ thương tật, nghĩa là việc này mình có thể thúc dục cơ quan điều tra bằng việc yêu cầu bằng đơn gửi cho họ để được giải quyết sơm nhất.
     
    Hơn nữa, đây là trường hợp bắt buộc giám định chiếu theo Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
     
    1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
     
    2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
     
    3. Nguyên nhân chết người;
     
    4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động.
     
    Do đó, quan trọng nhất vẫn là xác định tỉ lệ thương tật đúng thì những vấn đề về truy cứu hình sự sẽ được được thực hiện, còn những vẫn đề về bồi thường thì mọi người cũng đã trao đổi và thông nhất như trên.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)
  • #586430   28/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 61 lần


    Bồi thường thiệt hại về sức khỏe

    Mình xin đưa thêm quan điểm như sau. Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định khi thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ được bồi thường những khoản chi phí dưới đây:

    - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

    - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

    - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

     
    Báo quản trị |