Bội chi ngân sách, dân Việt Nam ăn bám nợ công

Chủ đề   RSS   
  • #265140 29/05/2013

    nonsong

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2013
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 44 lần


    Bội chi ngân sách, dân Việt Nam ăn bám nợ công

    Khi ông Đinh Tiến Dũng ngồi vào chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính, không mấy ai lạc quan về tình hình thu chi ngân sách từ nay đến cuối năm. Ngược lại, các khoản thu có thể phải tăng lên, siết chặt hơn để đạt chỉ tiêu trong năm và mức chi nhiều khả năng tịnh tiến.

    Tổng thu ngân sách trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 32,9 % dự toán (hơn 268 nghìn tỷ); đạt tỷ lệ thu cao chủ yếu là “móc” tài nguyên dầu đi bán, thu từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí và lệ phí; các khoản thu thấp hơn nhiều so với dự toán đến từ hoạt động xuất nhập khẩu, môi trường, doanh nghiệp nhà nước,…

    Chi ngân sách ở mức 35% dự toán, song con số chi lên đến hơn 335 nghìn tỷ, cao hơn nhiều khoản các khoản thu ngân sách. Những khoản chi lớn là chi sự nghiệp, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ viện trợ,… trong khi các khoản chi xã hội, dự phòng, phát triển cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức.

    Nguồn: Tổng cục thống kê

    Với tình trạng thất thu bội chi trong 5 tháng đầu năm, dự báo từ nay đến cuối năm tình hình sẽ rất căng thẳng. Với 3 nhóm giải pháp của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính, rõ ràng giải pháp tăng thu là chủ yếu.

    So với nhiều quốc gia, hiện nay Việt Nam thuộc tốp ông trùm về thu thuế phí; trong khi thu nhập đầu người không cao, kinh tế khủng hoảng, tỷ lệ nghèo gia tăng, số doanh nghiệp phá sản nhiều, tình trạng thất nghiệp chưa có dấu hiệu chửng lại,…  

    Nước

    Thuế phí / GDP

    Ấn Độ

    7,8%

    Indonesia

    12,1%

    Malaysia

    15,5%

    Philippines

    13%

    Thái Lan

    15,5%

    Trung Quốc

    17,3%

    Việt Nam

    21,6%

    Con số ấn tượng!

    “Nợ công” đang là gánh nặng không đáng có; thất thoát, không hiệu quả, dàn trải… là những cụm từ thường được nhắc đến khi “xài” tiền đi vay, mượn, tài trợ,… Chính phủ báo cáo nợ công năm 2011 gần 55% GDP, nhưng không ít chuyên gia cho rằng Chính phủ đã “báo cáo láo” hoặc “cắt xén” phần Doanh nghiệp Nhà nước chưa báo cáo (khoảng 51% nữa). Cộng hai con số này lại, nợ công của Việt Nam ước khoảng 106% GDP. Tức là người Việt Nam chẳng làm ra được thứ gì cả, mà toàn ăn vay của nước ngoài.

    Người dân Việt Nam còn phải cồng lưng gồng gánh nhiều cho bội chi ngân sách!

     

    Cập nhật bởi nonsong ngày 29/05/2013 02:53:16 CH
     
    6134 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nonsong vì bài viết hữu ích
    admin (30/05/2013) RongPham (30/05/2013) nguyentran_ls123 (29/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #266117   01/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Muốn tránh trường hợp bội chi ngân sách thì trước hết phải chống nạn tham nhũng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng đường trường trạm, các bác sử dụng tiền vay vô tội vạ, ăn thì nhiều làm thì ít. Đồng thời thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. 

    Vấn đề chỉ có thế, nhưng không dễ giải quyết chút nào nếu không mạnh tay với tham nhũng.

     
    Báo quản trị |