Bộ GD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục ĐH, CĐ sư phạm

Chủ đề   RSS   
  • #605719 27/09/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1701 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bộ GD&ĐT hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục ĐH, CĐ sư phạm

    Ngày 22/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

    Theo đó, nổi bật một số nhiệm vụ đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm năm học 2023-2024 như sau:

    (1) Chú trọng công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ giảng viên; xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên; gắn kết các hoạt động giảng dạy với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên; rà soát, cử giảng viên tham gia Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2022 - 2030 (Đề án 89) bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của cơ sở đào tạo.

    - Xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên nhằm thu hút và giữ ổn định đội ngũ giảng viên trình độ cao, bảo đảm duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

    - Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên; tạo môi trường nghiên cứu để mỗi giảng viên, cán bộ quản lý có thể tự phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân; gắn kết nghiên cứu với giảng dạy, hợp tác nghiên cứu với các giảng viên trong và ngoài nước, hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.

    (2) Hoàn thiện các phương thức tuyển sinh năm 2024; chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 phù hợp với chương trình GDPT 2018

    - Hoàn thiện đề án, phương thức tuyển sinh năm 2024, khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa theo đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.

    - Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

    - Riêng đối với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên: 

    + Cần chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

    + Gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT và đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

    (3) Thu hút các nguồn lực đầu tư và đẩy mạnh công tác giải ngân

    - Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho GDĐH, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với quy mô đào tạo và yêu cầu thực tiễn theo định hướng phát triển của cơ sở đào tạo. Khuyến khích đẩy mạnh việc phối hợp với doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư cơ sở vật chất và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

    - Đối với các cơ sở đào tạo công lập: 

    + Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất với các dự án thuộc danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. 

    + Đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, thúc đẩy phát triển cơ sở đào tạo.

    + Đẩy mạnh tự chủ tài chính, thực hiện lộ trình tự chủ tài chính theo quy định hiện hành.

    + Nghiêm túc thực hiện các khoản thu, chi tài chính, chính sách học phí, học bổng, khuyến khích học tập và cá chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên theo đúng quy định.

    Xem chi tiết tại Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH ngày 22/9/2023. 

     
    270 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận