Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra bị phạt bao nhiêu?

Chủ đề   RSS   
  • #616726 24/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 525 lần
    SMod

    Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra bị phạt bao nhiêu?

    Khi người dân được CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nhưng không chấp hành mà bỏ chạy thì sẽ bị phạt bao nhiêu? Bỏ chạy có phải là chống người thi hành công vụ không?

    Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe có phải là chống người thi hành công vụ?

    Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định:

    Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Trong đó, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội. 

    Mà theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ sẽ áp dụng khi có người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

    Như vậy, việc người dân bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra là đang không chấp hành hiệu lệnh, theo đó cũng là một dạng chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, hành vi này chỉ nằm ở mức xử phạt vi phạm hành chính chứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra bị phạt bao nhiêu?

    Theo Điều 5, 6, 7, 8, 9  Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có các mức xử phạt cho hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:

    - Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: 04 - 06 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

    - Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: 800.000 - 01 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

    - Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: 02 - 03 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng đối với người điều khiển máy kéo và tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 - 03 tháng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng.

    - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác: 100.000 - 200.000 đồng

    - Người đi bộ: 60.000 - 100.000 đồng

    - Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo: 100.000 - 200.000 đồng.

    Như vậy, tùy theo phương tiện đang điều khiển mà người bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông theo các mức phạt tiền như trên.

    Những trường hợp nào CSGT được yêu cầu dừng xe kể cả không phát hiện vi phạm?

    Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

    - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

    - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;

    - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

    - Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Như vậy, CSGT vẫn được yêu cầu dừng xe kể cả không phát hiện vi phạm khi đang thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát, kế hoạch tuần tra theo chuyên đề hoặc có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

     
    142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận