Biện pháp tư pháp tịch thu tiền và vật liên quan tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #589471 09/08/2022

    Biện pháp tư pháp tịch thu tiền và vật liên quan tội phạm

    Vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là vật hoặc tiền và là công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm thông qua việc thực hiện tội phạm mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có hoặc là vật Nhà nước cấm sản xuất tàng trữ, vận chuyển, mua bán.

     

    Trong các đối tượng cần thiết phải tịch thu để đảm bảo trật tự an toàn xã hội có những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành, chúng là đối tượng tác động đến một số tội phạm nhất định ví dụ như: ma túy, hàng giả, tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam….Đối với vật hoặc tiền là công cụ phạm tội là tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội thì phải tịch thu, trong trường hợp là tài sản của người khác thì chỉ có thể bị tịch thu khi người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm. 

     

    Thông thường trong thực tiễn, khi có lỗi từ người phạm tội hoặc lỗi xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, trông coi để người khác sử dụng vào việc phạm tội thì đều có thế bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Đối với trường hợp người phạm tội đã sử dụng trái phép tài sản của người khác vào việc phạm tội thì theo Điều 47 Bộ Luật Hình sự tài sản này không bị tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.

     

    Một trong những sự nhầm lẫn thường thấy là giữa quy định này với quy định “Xử lý vật chứng”. Với quy định tại hai điều luật này đều về xử lý tài sản liên quan đến tội phạm, chúng ta thấy có rất nhiều điểm giống nhau về đối tượng, về cách thức xử lý nên nếu không hiểu rõ về bản chất của hai chế định này sẽ dẫn đến áp dụng sai hoặc áp dụng khi thiếu, khi thừa trong bản án. Thông thường khi xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát thường đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng cả quy định về biện pháp tư pháp và quy định về xử lý vật chứng để xử lý tài sản liên quan đến tội phạm, mà không tách bạch khi nào áp dụng Điều 47 BLHS, khi nào áp dụng điều 106 BLTTHS. Đây là một điểm vẫn cần được khắc phục trong các trường hợp thực tiễn.

     

    Tịch thu vật, tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm không những loại bỏ điều kiện vật chất của tội phạm mà còn góp phần cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội.

     
     
    244 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589495   10/08/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Biện pháp tư pháp tịch thu tiền và vật liên quan tội phạm

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả, 
     
    Đối với vật hoặc tiền là công cụ phạm tội là tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội thì phải tịch thu, trong trường hợp là tài sản của người khác thì chỉ có thể bị tịch thu khi người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm. Công vụ sẽ bị tịch thu và đến khi có quyết định thi hành án thì người đó sẽ có quyền đến và nhận lại
     
    Báo quản trị |  
  • #589696   16/08/2022

    Nguyenhoang1555
    Nguyenhoang1555

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Biện pháp tư pháp tịch thu tiền và vật liên quan tội phạm

    Cảm ơn rất nhiều

     
    Báo quản trị |