Bị tai nạn, cần làm gì để được bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #451354 10/04/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bị tai nạn, cần làm gì để được bồi thường?

    Tai nạn là rủi ro, là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, do vậy, các loại bảo hiểm mới ra đời, là để chia sẻ rủi ro của một người hay số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro.

    Vậy khi lỡ bị tai nạn, bạn cần làm gì để được bồi thường?

    Bị tai nạn cần làm gì để được bồi thường

    Đầu tiên, bạn cần kiểm tra lại, mình đã tham gia các loại bảo hiểm nào? Xác định đó là tai nạn nào?

    Tùy vào loại hình bảo hiểm bạn tham gia mà cần chuẩn bị các loại giấy tờ phù hợp.

    1. Bảo hiểm xe máy, ô tô (còn gọi là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới)

    Bao gồm:

    Thứ nhất, tài liệu liên quan đến xe, lái xe

    - Giấy đăng ký xe.

    - Giấy phép lái xe.

    - Giấy CMND, thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe.

    - Giấy chứng nhận bảo hiểm.

    Tất cả đều là bản sao có xác nhận của DN bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính.

    Thứ hai, tài liệu chứng minh thiệt hại về người

    - Giấy chứng thương.

    - Giấy ra viện.

    - Giấy chứng nhận phẫu thuật.

    - Hồ sơ bệnh án.

    - Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

    Tất cả đều là bản sao có xác nhận của cơ sở y tế hoặc của DN bảo hiểm và tùy mức thiệt hại về người mà nộp một hoặc một số tài liệu nêu trên.

    Thứ ba, tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản

    - Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do DN bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của DN bảo hiểm.

    - Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của DN bảo hiểm.

    Thứ tư, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn

    - Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn

    - Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).

    - Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn

    - Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông

    - Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

    Lưu ý: Các tài liệu trên phải của cơ quan có thẩm quyền.

    Thứ năm, nếu không có tài liệu về vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng thì phải có các tài liệu liên quan đến xe, lái xe, người và tài sản cùng các tài liệu sau: 

    - Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa DN bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau: Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn; thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ; mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).

    - Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do DN bảo hiểm hoặc người được DN bảo hiểm ủy quyền lập.

    - Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

    Trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản và các tài liệu nêu trên và trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, DN bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe cơ giới, trường hợp cần xác minh thì không quá 30 ngày.

    2. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Lưu ý: tai nạn có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc và nội quy cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động hoặc trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    Bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

    - Sổ BHXH

    - Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động trong trường hợp điều trị nội trú.

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

    - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu (tại file đính kèm)

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên, bạn nộp lại cho người sử dụng lao động, trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ này cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết  chế độ. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ cho người lao động.

    Căn cứ pháp lý:

    - Thông tư 22/2016/TT-BTC

    - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

    - Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016

    - Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016

     
    9694 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận