Bị dụ đứng tên vay tiền bên homecredit làm sao để đòi lại

Chủ đề   RSS   
  • #562670 14/11/2020

    phamgia123

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bị dụ đứng tên vay tiền bên homecredit làm sao để đòi lại

    Dạ chào luật sư

    Dạ e có đứng tên vay hộ khoản 25tr bên homeFe trong vòng 24 tháng cho 2 anh chị quen biết, lúc vay xong là e mới biết bị lừa ạ,tại e có chuyện gia đình hay tâm sự với 2 anh chị đó ,cũng bị 2 anh chị đó thuyết phục vay hộ.đến h vẫn đóng đều vài tháng đầu ạ. Nhưng sđt hay facebook zalo đều thay đổi liên tục ,sdt toàn số sim rác không, e sợ họ đi mất. Bây h e phải làm sao để họ trả đầy đủ số tiền đó ạ. E có những đoạn tin nhăn hay hội thoại nói chuyện với 2 anh chị đó về việc e đứng tên vay hộ ạ. Như vậy có được k ạ.

    Mong luật sư hồi âm .xin cảm ơn

     
    1218 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamgia123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562722   16/11/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Điều 463 Bộ luật Dân sự quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 466 Bộ luật Dân sự cũng quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

    Do đó về nguyên tắc, khi một người tự nguyện ký tên vào hợp đồng vay tiền giúp người khác và người đó có đủ năng lực hành vi dân sự, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì giao dịch dân sự đó có hiệu lực. Vì vậy khi đến hạn, người đứng tên trên hợp đồng phải có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi (nếu có).

    Trường hợp bạn đứng tên trên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình. 

    Trong trường hợp này, bạn là người đang đứng tên vay hộ có quyền yêu cầu hai người kia phải thanh toán số tiền đang vay.

    Nếu có căn cứ chứng minh việc đứng tên ký vay tiền giúp người khác là do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép thì bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/11/2020)
  • #562755   16/11/2020

    Tóm lại về lý là bạn thua đứt đuôi nòng nọc rồi, bạn chỉ có thể củng cố chứng cứ khởi kiện ngược lại hai ông bà kia sau này, còn hiện tại bạn vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ với bên cho vay. Một bài học cho bạn để nhớ sau này.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn le_nam_92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.