Bầu cử là quyền hay là nghĩa vụ?

Chủ đề   RSS   
  • #386404 04/06/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bầu cử là quyền hay là nghĩa vụ?

    Trong cuộc họp Quốc hội đang diễn ra, nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh việc luật hóa nhằm chống việc bầu cử thay. 

    >>> Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa việc chống đi bầu cử thay

    Với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, nhằm khắc phục tình trạng đi bầu thay xảy ra trong các lần bầu trước, các đại biểu này đề xuất luật hóa việc chống đi bầu cử thay. 
     
    Trong đó, có nêu cấm các cử tri đi bầu thay. Đọc đoạn này, mình đang thắc mắc “Bầu cử là quyền hay là nghĩa vụ”. Mình nhớ không lầm thì trong Hiến pháp 2013 có quy định nội dung sau:
     
    Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
     
    Nếu là quyền thì cử tri hay nói cách khác là công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu hoặc không bầu, không mang tính chất ép buộc như nghĩa vụ. Nhưng hiện nay, nhiều địa phương thường chạy theo thành tích chỉ tiêu cử tri đi bầu nên ép buộc các cử tri phải đi bầu. Việc ép buộc này vô hình chung mang ý nghĩa trái với Hiến pháp.
     
    Từ việc ép buộc này nên xảy ra tình trạng đi bầu thay, cuối cùng kết quả bầu cử không thể hiện được hết quan điểm của các cử tri.
     
    Thiết nghĩ nếu chống việc đi bầu thay, nên có giải pháp giải quyết từ gốc - giải quyết từ bệnh thành tích của các cấp chính quyền địa phương, cấm cử tri đi bầu thay chỉ là giải pháp giải quyết từ ngọn, hơn nữa cũng không hợp lý nếu đó là quyền của công dân.
     
    Các thành viên Dân Luật nghĩ sao về vấn đề này?
     
    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 04/06/2015 02:36:04 CH Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 04/06/2015 02:35:37 CH
     
    37237 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #386421   04/06/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


     Cứ như nước người ta, nhiều noi tỷ lệ bầu cử có trên 50% thì vẫn tiến hành kiểm tra xét phiếu như bình thường thôi.

    Còn VN lúc nào cũng muốn là người đi đầu, nhiều người không biiết có xem qua mấy người mình chuẩn bị bầu là ai chưa, thấy toàn tới nơi ngó hình thích ai thì đánh thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn harylupl vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (04/06/2015)
  • #386443   04/06/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1902 lần


    Mình thấy trong Hiến pháp với Luật cũng có nói đến vấn đề đại biểu Quốc hội sẽ tiếp xúc với cử tri. Không biết có thật sự tiếp xúc cử tri hay không, hay chỉ tiếp xúc với mấy vị lãnh đạo địa phương – vì họ cũng là cử tri. Nghe ông anh kể đi bầu được vài lần nhưng chẳng biết mặt ngoài đời của những vị đại biểu như thế nào, chỉ biết qua mấy tấm ảnh, với loạt lý lịch học tập bằng này bằng nọ và từng giữ chức vụ này chức vụ kia.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #386458   04/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
     
    Bầu cử là quyền, ứng cử cũng là quyền.
    Tuy nhiên, không ứng cứ thì không sao nhưng không bầu cử thì không được vì sẽ xâm phạm quyền ứng cử của người khác: Ứng cử mà không có ai bầu thì làm sao ứng cử?
    Kết luận: Bầu cử là quyền và nghĩa vụ. Ứng cử là quyền.
    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 04/06/2015 10:26:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #386463   04/06/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3505
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Tôi có ý kiến khác một chút.

    Nếu không ai chịu ứng cử thì những người muốn thể hiện quyền bầu cử sẽ bầu cho ai ?

    Bởi vậy bầu cử và ứng cử đều là quyền và nghĩa vụ :|

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (04/06/2015)
  • #425439   24/05/2016

    nguyenxuanduy_111
    nguyenxuanduy_111

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhảm nhý ,đã là quyền thì là sự tự do còn nghĩa vụ thì là bắt buộc , từ cái này có thể thấy câu " quyền và nghĩa vụ" là không thể song hành vì nó chính là từ "mâu thuẫn" ,nó quá vô lý từ câu chữ ,chưa nói đến chuyện thực hiện

     
    Báo quản trị |  
  • #425443   24/05/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi đồng tình với ý kiến của nguyenxuanduy_111, nói "bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân" là vi phạm yêu cầu thứ 3 Luật cấm mâu thuẫn của Logic học : "không được đồng thời khẳng định cho đối tượng các đặc điểm nào đó mà trong thực tế chúng loại trừ nhau", nó giống như chúng ta không thể nói "Chè rất ngọt và rất đắng" bởi thực tế ngọt và đắng là hai đặc điểm đối lập, loại trừ nhau.

    Không có Luật nào qui định quan hệ giữa người ứng cử và người bầu cử là quan hệ "HỢP ĐỒNG BẦU CỬ", do đó không có chuyện quyền của người này là nghĩa vụ của người kia và ngược lại. Thực tế cho thấy, nếu được tự do, dân chủ trong việc bầu cử và ứng cử thì không bao giờ có chuyện không có người ứng cử hoặc không có người bầu cử.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (25/05/2016)
  • #425453   25/05/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1902 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Tôi đồng tình với ý kiến của nguyenxuanduy_111, nói "bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân" là vi phạm yêu cầu thứ 3 Luật cấm mâu thuẫn của Logic học : "không được đồng thời khẳng định cho đối tượng các đặc điểm nào đó mà trong thực tế chúng loại trừ nhau", nó giống như chúng ta không thể nói "Chè rất ngọt và rất đắng" bởi thực tế ngọt và đắng là hai đặc điểm đối lập, loại trừ nhau.

    Không có Luật nào qui định quan hệ giữa người ứng cử và người bầu cử là quan hệ "HỢP ĐỒNG BẦU CỬ", do đó không có chuyện quyền của người này là nghĩa vụ của người kia và ngược lại. Thực tế cho thấy, nếu được tự do, dân chủ trong việc bầu cử và ứng cử thì không bao giờ có chuyện không có người ứng cử hoặc không có người bầu cử.

    Em đồng ý với ý kiến của bác, bầu cử chỉ là quyền chứ không là nghĩa vụ, nếu nói nó đồng thời là quyền và nghĩa vụ thì không logic chút nào cả. Ngay cả Hiến pháp 2013 cũng có nói như thế này:

    Điều 27.

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

    Chứ đâu thấy chỗ nào trong Hiến pháp nói bầu cử là nghĩa vụ đâu nà.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (25/05/2016)
  • #425447   24/05/2016

    nguyenxuanduy_111
    nguyenxuanduy_111

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình có quan điểm chung   như thế này 
    -Thực sự nếu  bầu cử là "quyền lợi " thì chả có thằng ngu nào  là không  muốn mình có quyền và có lợi nó sẽ dẫn đến việc con người ta làm nhiệt tình và cố gắng làm cho đẹp hết mức có thể  , bầu cử là  nghĩa vụ là trách nhiệm là việc làm bắt buộc mà đã là việc bắt buộc thì  đa phần là tính tự giác thấp,làm cho xong chuyện .. cho nên cứ  bầu cử là quyền lợi của mỗi công dân thì như thế nó sẽ trung thực và có tính động lực cao hơn hẳn cho những người đi bầu.
    - quan điểm riêng là mình ở khu vực hà nội,cũng thuộc khu vực thị xã vậy mà bầu cử vẫn mang nặng tính thành tích và bắt buộc là nghĩa vụ phải đi bầu ,mình không đi bầu cử do mình đi xa nhà lâu năm mới về,chả biết ai tốt ai xấu mà bầu vậy mà họ yêu cầu bố mẹ mình gạch tên bầu  thay cho mình để đảm bảo chỉ tiêu cho họ,đó là  hành động của cán bộ bên bộ phận bầu cử  (vậy các khu vực miền núi mù thông tin thì sao?)vô hình chung làm sai lệch đi tính khách quan  cứ như vậy bảo sao những người có tri thức họ ngán ngẩm chuyện bầu cử
    +còn cháu gái mình học ở trường quốc gia thì họ bắt phải đi bầu cử rồi cầm phiếu đóng dấu về nộp tại trường ,cháu gái tâm sự với mình là nó chả biết gì cả,cũng chả biết bầu ai vì có biết họ đâu mà bầu nhưng  không muốn bị phiền hà,vì nếu không đi thì bị kỉ luật và đánh giá hạnh kiểm con khỉ gì ấy,tớ không thể tượng tượng được,một con bé học đại học năm thứ hai ngu nga ngu ngơ ,thậm chí còn chưa bao giờ biết mặt hay nói chuyện với  người mình bầu  cho họ 1 lần nào,tất cả những gì nó biết là mấy dòng chữ  tổng quan  về  lý lịch và 1 cái ảnh thẻ .,vậy đấy,bầu cử là nghĩa vụ và ép người ta vào con đường bắt buộc mà người ta không biết hướng đi .,mình nghĩ đó là bệnh hoạn.
    - lại còn cái vấn đề họp phường bỏ phiếu,đài ở phường thì cứ ra rả điếc cả tai vấn đề gì cũng là 99% phiếu thuận .. thật chán hết chỗ nói ...cái đấy chỉ có thể nói với trẻ con 3 tuổi hoặc người thiếu hiểu biết thì được .chứ bây giờ dân trí cao rồi mà đài phường vẫn phát cái tiết mục của thời bao cấp ấy thì lố bịch hết chỗ nói... xét ngay từ bản thân mình mà ra có 2 bằng bạn thân chơi với nhau cả  chục năm trời vậy mà nhiều ý kiến và quan điểm còn trái ngược nhau cãi vã nhau nữa là người ta họp cả trăm cả ngàn người mà có đến 99% người đồng ý ... thật là cái anh phát thanh ở phường đọc không thấy ngượng mồm ... trò hề cho thiên hạ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #425466   25/05/2016

    quyền người này là nghĩa vụ của người kia, quyền thì có thể lựa chọn làm hoặc không, còn nghĩa vụ thì bắt buộc phải làm, ko thể đồng thời vừa là quyền vừa là nghĩa vụ

     
    Báo quản trị |  
  • #425580   26/05/2016

    nnquangthang
    nnquangthang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình nghĩ thì "Bầu cử là quyền và nghĩa vụ" cũng không hẳn là sai.

    Quyền: bầu cho ai cũng được.

    Nghĩa vụ: phải đi bầu.

    Về mặt logic thì không thể vừa khẳng định vừa phủ định một vấn đề, nhưng ở đây có nhiều vấn đề nên mình nghĩ như vậy cũng không sai về mặt logic.

     
    Báo quản trị |