Bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân!

Chủ đề   RSS   
  • #589882 22/08/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74851
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân!

    Hiện nay, nạn bắt cóc trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp khiến người dân vô cùng lo lắng. Với nhiều thủ đoạn tinh vi, hiện hành vi bắt cóc trẻ em thường được thực hiện dưới dạng các tổ chức có quy mô lớn. Những hành vi này nhằm trục lợi từ việc buôn bán lại hoặc uy hiếp gia đình nạn nhân giao tiền chuộc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về một số trường hợp cụ thể hành vi bắt có trẻ em?

    Pháp luật quy định trẻ em là độ tuổi nào?

    Căn cứ theo Luật Trẻ em 2016 thì pháp luật quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi

    Hành vi bắt cóc trẻ em là gì?

    Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị.

    Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt trẻ em làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn một yêu cầu của các đối tượng bắt cóc.

    Tuy nhiên, hành vi này chỉ bắt người làm con tin nhằm mục đích buộc phía người muốn chuộc là gia đình, người thân hay những người có liên quan đến nạn nhân phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới được xem là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Nếu việc bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

    bat-coc-chiem-doat-tai-san

    Bắt cóc trẻ em bị xử phạt như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật trẻ em 2016, thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    “ Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

    2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”.

    Theo đó, hành vi bắt cóc trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật. Và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự.

    Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi như sau:

    Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể lên tới 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

    Bắt cóc trẻ em để mua bán bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 151 BLHS 2015 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định về Tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

     Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

    - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

    - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

    Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điều 169 BLHS 2015 được sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:

    Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân.

    Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    157 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590373   29/08/2022

    Bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù chung thân!

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Hiện nay bon bắt cóc có những thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh hơn trước. Hành vi bắt cóc trẻ em nhằm uy hiếp gia đình nạn nhân để tống tiền hoặc bán trẻ em. Những hành vi xấu xa này rất đáng bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Mặc dù có mức xử phạt lên đến chung thân nhưng bọn tôi phạm lại mờ mắt trước lợi nhuận khổng lồ khi thực hiện hành vi phạm tội trên. Vì vậy cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát đồng thời có những biện pháp xử phạt nặng hơn. Bên cạnh đó người dân cần cảnh giác và bảo vệ con em mình.

     
    Báo quản trị |