Bất cập trong hướng dẫn chế độ thai sản với giáo viên khi trùng với nghỉ hè

Chủ đề   RSS   
  • #512278 15/01/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Bất cập trong hướng dẫn chế độ thai sản với giáo viên khi trùng với nghỉ hè

    Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB 2017 hướng dẫn chế độ thai sản giáo viên trùng nghỉ hè đã được đưa ra ngày 18/8/2017 nhằm giải đáp thắc mắc cho các giáo viên thắc mắc về chế độ thai sản của họ khi có thời gian nghỉ thai sản trùng với dịp hè.

    Sau một thời gian ban hành và áp dụng, lại có rất nhiều quan điểm và cách áp dụng khác nhau giữa các nhà trường và cán bộ công viên chức, rất nhiều ý kiến thắc mắc từ các chị giáo viên khi áp dụng chế độ thai sản, và mình gặp rất nhiều câu hỏi tương tự ở nhiều địa phương khác nhau, sau khi hỏi ra thì mới biết rằng mỗi địa phương áp dụng một kiểu vì cách hiểu của những địa phương này không giống nhau, và có vẻ là cũng có lý của mình. Bởi chính trên Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục cũng không có sự rõ ràng.

    Mình xin trích lại nội dung hướng dẫn của Công văn 1125:

     “3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

    Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”

    Thắc mắc được đưa ra là: Với giáo viên họ sẽ được nghỉ bù là bao lâu? 2 tháng hay là từ 12 đến 16 ngày theo Bộ Luật Lao động ?

    Vì mục 3 của Công văn nêu là thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hè từ 8 tuần đến 2 tháng theo quy định của Bộ giáo dục nhưng bên dưới lại quy định sẽ được nghỉ bù thời gian nghỉ hàng năm theo điều 111 và 112 Bộ Luật Lao động. Lẽ thường nếu nghỉ trùng với 2 tháng hè thì họ phải được nghỉ bù thêm 2 tháng nữa mới đúng.

    Kèm theo đó là thắc mắc về khoản hỗ trợ khi Nhà trường không sắp xếp được thời gian nghỉ bù cho giáo viên. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thì giáo viên vẫn được hưởng nguyên lương, vậ mức chi hỗ trợ ở đây là bao nhiêu thì chính xác?

    Và nếu được nghỉ bù 2 tháng thì giáo viên có được hưởng lương 2 tháng đó hay không?

    Mình không rõ là do bản thân mình hiểu Công văn 1125 chưa chính xác nên post lên đây mong nhận được ý kiến của mọi người, hay thực sự là do công văn này hướng dẫn chưa rõ rang. Mong nhận được ý kiến từ các anh/chị.

     

    Đây là chữ ký

     
    2571 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512291   15/01/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Theo quy định tại Khoản 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ban hành:
     
    "3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
     
    Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động 2012 hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật lao động 2012. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính"
     
    Mà Điều 111 và 112 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
     
    "Điều 111. Nghỉ hằng năm
     
    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
     
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
     
    Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
     
    Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày."
     
    Như vậy, theo tinh thần quy định trên, có thể hiểu rằng: nếu thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì ngoài 6 tháng nghỉ thai sản theo quy định, cơ sở giáo dục bố trí nghỉ thêm 12 ngày (hoặc nhiều hơn nếu có thâm niên theo Điều 112).
     
    Tuy nhiên, về mặt thực tế áp dụng thì các cơ sở giáo dục hiện nay không áp dụng thống nhất, có nơi bố trí 12 ngày, nhưng cũng có nơi bố trí nghỉ bù đúng số tháng hè trùng với thời gian nghỉ thai sản.
     
    Vì vậy, để tránh sai sót, nên xin ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Cơ quan chủ quản của trường, để nhà trường căn cứ áp dụng.
     
    Báo quản trị |