Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - Vấn đề cốt lõi xây dựng Luật BHTG

Chủ đề   RSS   
  • #119762 25/07/2011

    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - Vấn đề cốt lõi xây dựng Luật BHTG

    0:26' 25/7/2011
    Mục đích của việc ban hành Luật Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là để bảo vệ người gửi tiền được tốt hơn. Điều này xuất phát từ nhu cầu khách quan, phù hợp với Hiến pháp và thông lệ quốc tế. Trong quá trình xây dựng Luật BHTG, một số nội dung như sự cần thiết có Luật BHTG, loại tiền gửi được bảo hiểm, mức phí BHTG, địa vị pháp lý của tổ chức BHTG… được quy định như thế nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm.

    Đòi hỏi của thiết chế thị trường

    Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc, để điều chỉnh lĩnh vực BHTG cần có một đạo Luật. Việc ban hành Luật BHTG xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền. Nhà nước cần có thiết chế để bảo vệ họ. Nếu không có một cơ chế tốt, nếu rủi ro sẽ xử lý như thế nào và trong cơ chế thị trường chúng ta không thể sử dụng tiền ngân sách để xử lý đổ vỡ tín dụng.

    Cùng quan điểm với ông Phúc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cho rằng, mục đích của việc ban hành Luật BHTG là để bảo vệ người gửi tiền bằng văn bản pháp luật. Điều này xuất phát từ nhu cầu khách quan, phù hợp với Hiến pháp và thông lệ quốc tế. Từ góc độ của một ngân hàng thành viên tham gia BHTG, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam cho rằng: cần phải ban hành Luật BHTG để góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Trong thực tế, việc tham gia BHTG đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần tăng các nguồn vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi.

    Cho rằng Luật BHTG ra đời sẽ tác động mạnh hơn vào niềm tin của người gửi tiền, lãnh đạo Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam khẳng định, việc ban hành Luật BHTG là rất cần thiết, đó là đòi hỏi của cuộc sống, của xã hội. Cùng quan điểm, đại diện lãnh đạo Ngân hàng TMCP Hà Nội chỉ rõ: trong nền kinh tế thị trường, tính đặc biệt của hệ thống ngân hàng là kinh doanh trên mức độ rủi ro, Nhà nước cần có thiết chế đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính.

    Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Am Hiểu thì nhấn mạnh: từ trước đến nay người dân vẫn có quan niệm Chính phủ đứng sau các ngân hàng và không để xảy ra đổ vỡ. Quan niệm đó không đúng với quy luật của nền kinh tế thị trường và Chính phủ không thể dùng tiền ngân sách (tiền thuế của dân) để xử lý đổ vỡ tín dụng, do vậy cần có thiết chế là BHTG dựa trên cơ sở pháp lý cao là Luật BHTG để thực hiện bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

    Những vấn đề cần điều chỉnh

    Theo quy định hiện hành, tiền gửi được bảo hiểm là đồng Việt Nam với hạn mức chi trả là 50 triệu đồng cho mỗi cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG. Về vấn đề này, đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, cần nghiên cứu nên chăng bảo hiểm cả ngoại tệ. Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam, BHTG bằng ngoại tệ là cần thiết vì khi nào Nhà nước cho phép huy động bằng ngoại tệ thì tiền gửi ngoại tệ là hợp pháp và cần được bảo vệ. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng cho rằng, nên bảo hiểm ngoại tệ chỉ khi nào chúng ta không cho phép dân gửi ngoại tệ thì chúng ta không bảo hiểm ngoại tệ.

    Luật BHTG nên mở rộng đối tượng được bảo hiểm - đó là ý kiến chung của nhiều đại diện ngân hàng. Theo đó, đối tượng được bảo hiểm chỉ là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh chưa phù hợp. Lý giải cho việc này đại diện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho rằng, khi xem xét đối tượng được bảo hiểm cần tính toán đến việc phân định rõ đối tượng được bảo hiểm đâu là tiền gửi đầu tư, đâu là tiền gửi tiết kiệm để đảm bảo yếu tố thị trường. Còn đại diện lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam đề xuất, nên chăng nghiên cứu mở rộng đối tượng được bảo hiểm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.

    Về hạn mức chi trả đa số quan điểm đều khẳng định hạn mức hiện này là quá thấp và cần nâng hạn mức đảm bảo phù hợp để nâng cao niềm tin công chúng. Theo đại diện Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam nên chăng quy định hạn mức chi trả là 100 triệu đồng và giao cho Chính phủ điều chỉnh trong những trường hợp cần thiết.

    Địa vị pháp lý và chức năng giám sát của BHTG

    Đề cập đến địa vị pháp lý của tổ chức BHTG, nhiều ý kiến bày tỏ, theo quy định hiện nay địa vị pháp lý của BHTG chưa rõ ràng nên làm giảm quyền của tổ chức BHTG Việt Nam; cần xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức này. BHTG Việt Nam cần phải có tính độc lập tương đối để thực hiện hiệu quả chính sách BHTG.

    Từ địa vị pháp lý đó, tổ chức BHTG Việt Nam thực hiện chức năng giám sát đối với các tổ chức tín dụng tham gia BHTG. Theo Viện trưởng Đinh Xuân Thảo: việc giám sát của NHNN và BHTG Việt Nam có nội hàm khác nhau. Việc giám sát của BHTG Việt Nam nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG để đảm bảo mục tiêu an toàn; BHTG Việt Nam là tổ chức chuyên nghiệp thay mặt người gửi tiền giám sát tổ chức tham gia BHTG. Điều đó góp phần nâng cao niềm tin của người gửi tiền với hệ thống tài chính ngân hàng.

    Còn theo Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Am Hiểu: khi đánh giá về hoạt động BHTG cần đánh giá bằng lòng tin của người gửi tiền, vì quyền lợi các ngân hàng thương mại, không nên chỉ đánh giá bằng chỉ tiêu kinh tế. Khái niệm giám sát phải hiểu theo nghĩa rộng, giám sát của BHTG không giống giám sát của NHNN, giám sát của BHTG Việt Nam là giám sát rủi ro, nhằm cảnh báo và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống. “Việc giám sát của tổ chức BHTG sẽ giảm gánh nặng cho NHNN. NHNN sẽ tập trung vào việc giám sát tiền tệ” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.

    Thúy Sen
    Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    9812 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận