Bảo lưu quyền sở hữu là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #500685 27/08/2018

    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Bảo lưu quyền sở hữu là gì?

    Bảo lưu quyền sở hữu là một hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận, song Bộ luật dân sự 2005 chỉ đề cập sơ qua về bảo lưu quyền sở hữu quy định tại điều 461 Bộ luật dân sự 2005. Khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành, bảo lưu quyền sở hữu đã trở thành một hình thức bảo đảm được pháp luật công nhận với những quy định cụ thể hơn, rỏ ràng hơn.

    Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ (Khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015).

    Ngoài ra, trước khi có quy định pháp luật về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, Bộ luật dân sự 2005 đã có quy định về hình thức mua trả chậm, trả dần tại điều 461 Bộ luật dân sự 2005. Đó cũng chính là biện pháp bảo lưu quyền sở hữu quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

    Chủ thể của bảo lưu quyền sở hữu

    Các bên tham gia giao dịch bảo đảm gồm có bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm (chủ nợ có bảo đảm). Ngoài ra trong thực tiễn giao dịch có bảo đảm còn xuất hiện những bên thứ ba như bên quản lý tài sản bảo đảm, người đại diện của bên nhận bảo đảm, bên xử lý tài sản mà không phải là bên nhận bảo đảm.

    Đối tượng

    Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu : ôtô, xe máy, nhà ...

    Phương thức thực hiện

    Hợp đồng mua trả chậm, trả dần ( bảo lưu quyền sở hữu) phải được lập thành văn bản với quy định chặt chẽ. Do việc thực hiện nghĩa vụ của các bên không phát sinh và chấm dứt ngay, mà đó là cả một quá trình rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp.

    Hợp đồng ngoài quy định về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên còn phải thỏa thuận về hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.

    Bên bán chọn một trong hai phương thức : không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên, nhưng bên bán giữ lại bản gốc.

    Hình thức của hợp đồng

    Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán (Khoản 2, điều 331 Bộ luật dân sự 2015).

    Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký (Khoản 3, điều 331 Bộ luật dân sự 2015).

    Về thẩm quyền, trình tự thủ tục của trả chậm trả dần được quy định trong  thông tư số 04/2007/TT  - BTP ngày 17/05/2007 Bộ tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền trình tự thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ.

    Quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong bảo lưu quyền sở hữu

    Ngoài quyền và nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản, thì các bên trong hợp đồng còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    Quyền và nghĩa vụ của bên mua

    Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 333 Bộ luật dân sự 2015).

    Quyền và nghĩa vụ của bên bán

    Bên bán có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. Ngoài ra, trong trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Bên cạnh những quyền trên thì phía bên bán còn có nghĩa vụ là bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng (Điều 332 Bộ luật dân sự 2015).

    Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm, nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm cũng thuộc về bên bảo đảm.

     
    37730 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500702   27/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Về biện pháp“Bảo lưu quyền sở hữu” được quy định tại tiểu mục 5, Mục 3 Chương XV, Phần thứ ba Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm 04 điều (từ điều 331 đến 334). Theo đó bảo lưu tài sản được hiểu là trong hợp đồng mua bán thì bên bán có thể được bảo lưu quyền sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Việc bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán và không chỉ có hiệu lực đối với bên bán, bên mua mà còn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản và bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do sử dụng.

    Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Như vậy có thể hiểu rằng bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự gắn với hợp đồng mua bán tài sản, mà cụ thể là hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần (dân gian thường gọi là hợp đồng mua bán tài sản trả góp) được quy định tại điều 453 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

    Việc quy định biện pháp bảo đảm “bảo lưu quyền sở hữu” nhằm đảm bảo tích tương thích với hợp đồng mua bán tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giao dịch mua bán tài sản hết sức đa dạng, phong phú và sôi động của các chủ thể trong giai đoạn hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #446918   19/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    "Cầm giữ tài sản" và "Bảo lưu quyền sở hữu" tưởng mới nhưng lại không mới

    Vừa qua Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015) được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã quy định nhiều điểm mới nổi bật. Một trong những điểm mới đáng chú ý đó là các quy định liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Nếu như BLDS 2005 chỉ quy định 07 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố, thế chấp, tín chấp, đặt cọc, bảo lãnh, ký quỹ, ký cược thì BLDS 2015 quy định thêm hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nữa đó là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu.

    Có thể nói hai biện pháp bảo đảm này hoàn toàn mới và lần đầu tiên được quy định một cách minh thị trong BLDS 2015. Tuy nhiên, quy định này chỉ được đánh giá là kịp thời, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn chứ thực tế nội dung hai biện pháp bảo đảm này không quá xa lạ gì, bởi vì nó cũng đã được nhắc đến trong BLDS 2005 và được quy định rải rác trước đó ở nhiều văn bản pháp luật khác.

    Cụ thể, biện pháp cầm giữ tài sản không được xuất hiện ở Điều 318 BLDS 2005 tại phần các biện pháp bảo đảm, mà chuyển vào phần thực hiện hợp đồng để áp dụng cho các trường hợp pháp luật có quy định về cầm giữ tài sản. Đến BLDS 2015 thì Bộ luật đã chuyển cầm giữ thành một biện pháp bảo đảm riêng biệt với nội dung “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.

    Vấn đề bảo lưu quyền sở hữu cũng không mới vì đã được ghi nhận trong BLDS 2005 tại Điều 461 Mua trả chậm, trả dần như “một trường hợp riêng của hợp đồng mua bán tài sản, dạng hợp đồng này được giao kết với điều kiện trì hoãn, bảo lưu quyền sở hữu của các bên đối với tài sản đã bán”. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 455 BLDS 2015 thì biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sỡ hữu không chỉ áp dụng đối với hợp đồng mua bán tài sản mà cũng áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản. Vậy việc bổ sung hai biên pháp bảo đảm này tuy không mới nhưng cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự có nhiều phương án để lựa chọn biện pháp bảo đảm, đảm bảo được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia, thực hiện hợp đồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

    Cập nhật bởi HuynhVanLam610 ngày 19/02/2017 04:19:08 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuynhVanLam610 vì bài viết hữu ích
    nhanhuynh1996 (28/08/2018)
  • #500740   28/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Đúng rồi nha bạn, hình thức bảo lưu quyền sở hữu đã được quy định khá lâu rồi nhé, nhưng đến Bộ Luật Dân sự năm 2015 được ban hành thì vấn đề " Bảo lưu quyền sở hữu" đã được quy định chính thức tại Khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015 " Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ "..

     
    Báo quản trị |  
  • #580386   11/02/2022

    NIAD
    NIAD

    Sơ sinh


    Tham gia:26/05/2016
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bảo lưu quyền sở hữu là gì?

    Mình có thắc mắc về nội dung trong bài viết, ở phần phương thức thực hiện:

    "Bên bán chọn một trong hai phương thức : không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên, nhưng bên bán giữ lại bản gốc"

    Hai phương thức thực hiện này có văn bản nào quy định hay hướng dẫn cụ thể hơn không, mình thấy chưa thấy đề cập trong BLDS.

    Mình cảm ơn nhiều!

     
    Báo quản trị |