Bảo hiểm xã hội 2017: tổng hợp giải đáp thắc mắc

Chủ đề   RSS   
  • #442914 29/11/2016

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Bảo hiểm xã hội 2017: tổng hợp giải đáp thắc mắc

    >>> Tiền lương năm 2017 và những điều cần lưu ý

    >>> Danh sách cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên toàn quốc năm 2017            

    Như bài viết trước tôi có từng đề cập về chính sách liên quan đến tiền lương sẽ có nhiều thay đổi, tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và cả bảo hiểm thất nghiệp.

    Do vậy, hôm nay tôi mở ra topic này là để trao đổi với các bạn những vấn đề liên quan đến BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2017.

    Trước khi giải đáp các vấn đề, tôi xin nêu ra những điểm mới đáng chú ý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) trong năm 2017 này.

    Bảo hiểm xã hội 2017

    CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BHXH, BHYT, BHTN

    LUẬT:

    1. Luật bảo hiểm xã hội 2014

    2. Luật bảo hiểm y tế 2008

    3. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

    4. Luật việc làm 2013

    5. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

    NGHỊ QUYẾT:

    1. Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động

    NGHỊ ĐỊNH:

    1. Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

    2. Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    3. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

    4. Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

    5. Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995

    6. Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

    7. Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (dự kiến Nghị định này được thay thế bằng Nghị định mới hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế)

    8. Nghị định 70/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu

    9. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

    10. Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

    11. Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    12. Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

    THÔNG TƯ:

    1. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

    2. Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

    3. Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    4. Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 33/2016/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương đối với quân nhân

    5. Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế

    6. Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP

    7. Thông tư 103/2016/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP

    8. Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế (dự kiến Thông tư này được thay thế bằng Nghị định mới hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế)

    9. Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động, học sinh, sinh viên và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân

    10. Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu

    11. Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BYT-BTC sửa đổi khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế

    12. Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh; đăng ký vào chuyển tuyến khám, chữa bệnh đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý

    13. Thông tư liên tịch 85/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với quân nhân và người làm công tác cơ yếu

    14. Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

    15. Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

    16. Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp

    17. Thông tư 139/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng

    18. Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn thực hiện Khoản 6 Điều 32 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp về thông báo biến động lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

    19. Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    20. Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm

    21. Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    QUYẾT ĐỊNH

    1. Quyết định 4520/QĐ-BYT năm 2016 đính chính Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế

    2. Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

    3. Quyết định 1313/QĐ-BHXH năm 2014 ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế

    4. Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (dự kiến Quyết định này bị thay thế bởi Quyết định mới)

    VĂN BẢN KHÁC

    1. Công văn 4644/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn thanh toán phí giám định y khoa

    2. Công văn 978/BYT-BH năm 2016 hướng dẫn triển khai việc thực hiện Thông tư 40/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành

    3. Công văn 6358/BYT-BH năm 2016 hướng dẫn thực hiện Thông tư 40/2015/TT-BYT đối với khám, chữa bệnh Y học cổ truyền

    4. Hướng dẫn 4289/NHCS-TDNN năm 2015 về nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm

    5. Công văn 2533/LĐTBXH-ATLĐ năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động

    6. Công văn 3647/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động

    7. Công văn 4791/BHXH-VP năm 2015 về lùi thời gian thực hiện quy trình nghiệp vụ, mẫu biểu, hồ sơ, báo cáo kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH

    NHỮNG LƯU Ý VỀ BHXH, BHYT, BHTN 2017

    1. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    Người sử dụng lao động

    Người lao động

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    Hưu trí

    Tử tuất

    Tai nạn

    Ốm đau

    Hưu trí

    Tai nạn

    Ốm đau

    14%

    1%

    3%

    1%

    3%

    8%

     

     

    1%

    1.5%

    Tổng: 22%

    Tổng: 10.5%

    * Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình: Xem chi tiết tại đây.

    2. Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    (Áp dụng đối với người lao động hưởng lương do doanh nghiệp quyết định)

    Tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN = mức lương + phụ cấp lương

    Lưu ý: Phụ cấp lương  này là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

    Đây là năm cuối cùng áp dụng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN nêu trên, còn từ năm 2018 sẽ bao gồm luôn cả các khoản bổ sung khác.

    3. Các khoản không được tính vào tiền lương tháng đóng BHXH

    - Tiền thưởng Tết

    - Tiền thưởng sáng kiến

    - Tiền ăn giữa ca

    - Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thọai, đi lại.

    - Tiền nhà ở.

    - Tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

    - Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết.

    - Tiền hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn

    - Tiền hỗ trợ sinh nhật của người lao động

    - Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

    4. Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT, BHTN cho doanh nghiệp và người lao động mới nhất

    Xem tại đây (bài viết này dựa theo Quyết định 959, do vậy trường hợp có Quyết định mới thay thế sẽ được thay thế bằng bài viết khác)

    5. Đi làm vẫn có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

    Đó là trường hợp nào? Mời bạn xem bài viết này.

    6. Trường hợp được hưởng đồng thời bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thai sản

    Vẫn có trường hợp có thể được hưởng đồng thời bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thai sản, cụ thể xem tại đây.

    7. Hướng dẫn thanh toán cho người tham gia BHYT 5 năm liên tục

    Xem chi tiết ví dụ cụ thể tại đây.

    8. Điều kiện, thủ tục và mức hưởng BHXH, BHYT, BHTN 2017

    - Về bảo hiểm xã hội:

    + Chế độ thai sản: Xem chi tiết tại bài viết này.

    + Chế độ hưu trí: Xem chi tiết tại đây.

    + Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Xem chi tiết tại bài viết này.

    + Chế độ ốm đau: Xem chi tiết tại đây.

    - Về bảo hiểm y tế:

    12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế: xem thêm tại đây.

    + Điều kiện được hưởng BHYT: Chỉ cần bạn tham gia BHYT và có thẻ BHYT

    + Thủ tục được hưởng BHYT: Xuất trình thẻ BHYT và CMND hoặc thẻ căn cước công dân

    + Phạm vi được hưởng BHYT: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.

    + Mức hưởng BHYT:

    Đúng tuyến: 80% chi phí KCB đối với NLĐ, trường hợp tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở được hưởng 100% chi phí KCB.

    Trái tuyến:

    Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú

    Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú

    Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB.

    - Về bảo hiểm thất nghiệp: Xem chi tiết tại đây.

    9. Từ ngày 01/01/2017, miễn phí cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì người được cấp lại thẻ BHYT phải nộp phí theo Thông tư 197/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017, Luật phí và lệ phí 2015 có hiệu lực sẽ bãi bỏ quy định này, điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp cấp lại thẻ BHYT vì lý do mất thì bạn sẽ không phải nộp phí.

    10. Một số mẫu đơn cần thiết cho người lao động

    - Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

    - Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam

    - Mẫu đơn xin phép về sớm 30 phút khi lao động nữ hành kinh

    - Đơn xin phép đi trễ 60 phút, hưởng nguyên lương buộc sếp phải ký

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 29/11/2016 01:52:45 CH
     
    122015 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<345678>
Thảo luận
  • #462592   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    quachdaonhan viết:

    Xin chào ACE trong nghành.

    Mình có 1 thắc mắc như sau.

    Mình đã làm việc ở 1 cty gần 1 năm, đã nghĩ việc cách đây 4 tháng  và đã đóng BHXH đầy đủ trong thời gian làm việc là 10tháng (07/2016-05/2017). Giờ mình muốn rút sổ và rút tiền BHXH thì phải làm sao.

    Chào bạn quachdaonhan, ý bạn là muốn hưởng chế độ BHXH 1 lần (nghĩa là không tham gia BHXH nữa)? 

     
    Báo quản trị |  
  • #462629   27/07/2017

    LS.Thanh
    LS.Thanh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 22 lần


    Kể từ ngày 01/01/2018, người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định này sẽ phải chịu chế tài về hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

    Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    a) Đối với 02 người trở lên;

    b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

    d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, chế tài đối với tội danh này tại Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/1/2018) nặng hơn quy định định hiện hành tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 (mức phạt tù tối đa nâng từ 01 năm lên thành 03 năm).

    LS.Công Thành

     
    Báo quản trị |  
  • #464846   17/08/2017

    nhungkim64
    nhungkim64

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho e hỏi xíu, công ty e hoạt động 11/2016. Nhưng mới bắt đầu đăng ký tham gia BHXH tháng 08/2017, e vào công ty tháng 04/2017 vậy e có thể tham gia đóng BHXH lùi lại từ tháng 05/2017 được không ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhungkim64 vì bài viết hữu ích
    trang_u (17/08/2017)
  • #464853   17/08/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    nhungkim64 viết:

    Cho e hỏi xíu, công ty e hoạt động 11/2016. Nhưng mới bắt đầu đăng ký tham gia BHXH tháng 08/2017, e vào công ty tháng 04/2017 vậy e có thể tham gia đóng BHXH lùi lại từ tháng 05/2017 được không ạ

    Chào bạn nhungkim64, tại sao công ty bạn đã đi vào hoạt động hồi tháng 11/2016 mà đến giờ mới tham gia BHXH? 

     
    Báo quản trị |  
  • #468850   26/09/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hưởng Bảo hiểm xã hội như thế nào?

    Xin chào các anh/chị:

    Cho tôi xin hỏi trường hợp sau:
     
    -Cơ quan tôi có NLD đã đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đến T12/2010 (trước khi về Trường tôi) là 18 năm 6 tháng.
     
    -Tổng thời gian đang làm việc tại Trường tôi (hiện tại): Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến T6/2017 là 6 năm 6 tháng
    Nay NLĐ xin nghỉ việc.
     
    vậy: phải giải quyết như thế nào? trình tự, thủ tục ra sao?. Xin hướng dẫn cụ thể.
     
    Báo quản trị |  
  • #470270   10/10/2017

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    Có phải bạn đang hỏi giải quyết nghỉ việc cho anh này thế nào? trình tự- thủ tục?

    Xin trả lời bạn như sau theo như thông tin bạn hỏi:

    - Bạn ra quyết định nghỉ việc

    - Báo giảm lao động tham gia BHXH theo mẫu giao nhận hồ sơ 103

    - Bạn chốt sổ BHXH cho NLĐ bằng cách nộp sổ BHXH lên cơ quan BHXH theo mẫu hồ sơ 301

    - Sau khi BHXH trả sổ bạn hướng dẫn nguồi ta đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp

    Thân

     

    huynhthu95 viết:

     

    Xin chào các anh/chị:

    Cho tôi xin hỏi trường hợp sau:
     
    -Cơ quan tôi có NLD đã đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất đến T12/2010 (trước khi về Trường tôi) là 18 năm 6 tháng.
     
    -Tổng thời gian đang làm việc tại Trường tôi (hiện tại): Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến T6/2017 là 6 năm 6 tháng
    Nay NLĐ xin nghỉ việc.
     
    vậy: phải giải quyết như thế nào? trình tự, thủ tục ra sao?. Xin hướng dẫn cụ thể.

     

     

    Cập nhật bởi ttpthuy ngày 10/10/2017 01:55:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #469287   29/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng lương hưu hàng tháng cho người lao động về hưu

    Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ người lao động về hưu đang có chiều hướng gia tăng. Do đó, việc giải quyết hưởng lương hưu cho người là nhu cầu tất yếu của người lao động. Tuy nhiên, khi về hưu không phải người lao động nào cũng có thể chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ để hiện thực hóa nhu cầu đó.
    Do đó, mình xin giải đáp về thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng lương hưu hàng tháng cho người lao động về hưu như sau:
    a) Đối với người đang đóng BHXH bắt buộc, gồm: 
    - Sổ BHXH.
    - Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí.
    - Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí khi suy giảm khả năng lao động thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; đối với người hưởng chế độ hưu trí bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp có thêm giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao).
    b) Đối với người tham gia Bảo hiểm tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, gồm:
    - Sổ BHXH.
    - Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc, chưa đủ điều kiện về tuổi đời.
    - Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
    - Đối với trường hợp hưởng chế độ hưu trí do bị suy giảm khả năng lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật. Người lao động trực tiếp liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình thường trú hoặc tạm trú để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #469283   29/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Thành phần hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần cho người lao động

    Hiện nay, nhu cầu hưởng BHXH một lần của người lao động rất lơn. Tuy nhiên, đa số người lao động vẫn chưa rõ mình phải chuẩn bị các loại giấy tờ nào khi đi làm thủ tục hưởng BHXH một lần. 
    Do đó, mình xin giải đáp như sau, khi người lao động có nhu cầu hưởng BHXH một lần thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bào gồm các loại giấy tờ sau:
    - Sổ BHXH;
    - Giấy tờ cho từng trường hợp sau:
    + Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Quyết định nghỉ việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc quyết định thôi việc (bản chính hoặc bản sao) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết hạn.
    + Trường hợp phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu: Quyết định phục viên, xuất ngũ (bản chính hoặc bản sao).
    + Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH: Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
    + Đối với người ra nước ngoài để định cư: Bản dịch Tiếng Việt được công chứng của Bản sao Bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc Thẻ thường trú hoặc Giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.
    + Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng BHXH, có yêu cầu nhận BHXH 1 lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và người đang tham gia BHXH tự nguyện (kể cả bảo lưu thời gian đóng BHXH): Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB).
    + Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).
    Khi chuẩn bị xong hồ sơ, người lao động trực tiếp liên hệ với cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình thường trú hoặc tạm trú để làm thủ tục nhận BHXH một lần.
     
    Báo quản trị |  
  • #469821   04/10/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản

    Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các điều kiện được hưởng chế độ thai sản như sau:

    1.     “Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

    Điều 159 Bộ Luật lao động 2012 quy định về trợ cấp kinh phí khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai như sau:

    Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”. Đối chiếu quy định này với quy định của LBHXH 2014 tại Điều 36:

    Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ”.

    Như vậy, căn cứ vào các quy định của LBHXH 2014, Bộ luật lao động 2012 thì với trường hợp người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi và đóng đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Người lao động nam nhận nuôi con nuôi cũng được áp dụng theo quy định này.

     
    Báo quản trị |  
  • #470264   10/10/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Thắc mắc về Bảo hiểm

    Hôm nay mình cần các bạn trợ giúp về Pháp lý bảo hiểm như sau:

     

    + Trường hợp 1: Người lao động đã tham gia bảo hiểm được 1 năm 9 tháng, đã nghỉ việc cách nay 4 tháng, muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp và nhận tiền bảo hiểm luôn 1 lần, ko có ý định tham gia bảo hiểm nữa. Vậy người này có được nhận không? Và các thủ tục và thời gian được nhận như thế nào?

     

    + Trường hợp 2: Người lao động đã đóng bảo hiểm được 8 tháng, tháng 11/2017 nghỉ việc và có bầu. Theo quy định thì đóng đủ 6 tháng và trong thời gian 12 tháng thì vẫn được hưởng phúc lợi thai sản. Vậy lao động này có được hưởng chế độ thai sản hay ko? Đến đâu làm thủ tục nhận tiền thai sản khi ko đi làm nữa? Thủ tục cần những gì? Thời gian nhận tiền trợ cấp này?

     

    + Trường hợp 3: Người lao động đóng Bảo hiểm xã hội được 4 tháng thì nghỉ việc, 2 tháng sau xin đi làm công ty khác và có tham gia BHXH, tính đến khi nghỉ sinh con thì được 11 tháng đóng BHXH. Vậy lao động này có được hưởng chế độ thai sản theo luật BH hay ko?

     

    Các bạn có thể cho mình ý kiến về các trường hợp trên được không?

    Ngoài ra mình còn cần các văn bản liên quan đến chế độ bảo hiểm mới nhất, mong các ban cung cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #470265   10/10/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    + Trường hợp 1:

    Về bảo hiểm thất nghiệp: Căn cứ Khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013:

    "Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

    1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập."

    NLĐ đã nghỉ việc được 4 tháng nên không thể nhận trợ cấp thất nghiệp được. Nếu sau này có đi làm lại thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp này sẽ được bảo lưu và tính cho lần tiếp theo.

    Về bảo hiểm xã hội một lần: Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

    "Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
    ...
    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;"

    NLĐ chỉ mới nghỉ được 4 tháng nên chưa thể yêu cầu nhận BHXH một lần được mà phải chờ đến 1 năm, kể từ ngày nghỉ việc.

    + Trường hợp 2:

    Theo Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH 2014 thì NLĐ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    NLĐ ở trường hợp này đóng BHXH 8 tháng, nên chỉ cần xét 8 tháng đó có trong vòng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hay không, nếu có thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

    Về thủ tục nhận bảo hiểm thai sản, xem chi tiết tại Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016.

    +  Trường hợp 3:

    Theo Khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật BHXH 2014, người lao động đáp ứng điều kiện đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản.

    "4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."

    Cập nhật bởi huynhthu95 ngày 10/10/2017 01:09:43 CH quên đính link
     
    Báo quản trị |  
  • #470300   10/10/2017

    ngockhanhbia
    ngockhanhbia

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bao hiem xa hoi 2017

    Xin trao đổi: Tại mục 11, Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Ngày 12/01/2015 như sau:

    11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

    Vậy xin hỏi các nội dung khác này thông thường là nội dung gì. Luật sư có thể hướng dẫn cụ thể rõ hơn bằng ví dụ: ... theo quan điểm hiểu biết về pháp luật của Luật sư? Xin chân thành cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470327   10/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3505
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Mục 11, Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có thể nói về những nội dung kiểu như

    - Trách nhiệm bảo mật thông tin của NLĐ, ví dụ không được để lộ thông tin cho bên thứ ba

    - Nghĩa vụ chống tham nhũng: chẳng hạn nếu bị phát hiện nhận tiền của đối tác thì sa thải không cần nói nhiều

    - Ràng buộc trách nhiêm NLĐ không được tuyển người thân vào làm cùng. Nếu kết hôn với người trong cty thì một trong hai người phải nghỉ việc.

    - Quyền lợi đặc biệt cho người thân của NLĐ như đưa đón con đi học, bảo hiểm cho cha mẹ, v..v...

    - Quyền lợi vật chất hoặc phi vật chất cho NLĐ như cổ phần, đi du lịch, v..v..

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #470719   13/10/2017

    ngocdung87
    ngocdung87

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Bảo hiểm xã hội 2017

    Dear Luật sư,

    Công ty tôi thành lập từ 1/2013 nhưng đến tận năm 4/2014 mới tham gia BHXH. Năm 2015 bên tôi có gửi thang bảng lương lên phòng thương binh Lao động và xã hội mức lương của Phó Giam đốc là 3.4tr năm 2016 tăng lên 3.9trđ/tháng năm 2017 tăng lên 6tr/tháng. năm 2016 và 2017 tôi không xây dựng thang bảng lương gửi lên phòng thương binh và xã hội. Tháng 8/2017 P. Giám đốc nghỉ sinh tôi làm hồ sơ để p. Giám đốc được hưởng chế độ thai sản. Nhưng gặp vướng mắc: 

    - Cơ quan BHXH không chi trả chế độ thai sản do chưa cung cấp được thang bảng lương. Trong trường hợp này bên tôi đã không gửi thang bảng lương lên phòng LĐ TB&XH thì trong tháng 10 này tôi nộp bổ sung có được không và mức phạt nộp chậm là bao nhiêu tiền? Bên tôi là công ty TNHH 

    Rất mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư

    Thanks

     
    Báo quản trị |  
  • #470720   13/10/2017

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Bạn có thể gởi thang bảng lương mà không bị phạt. Vì chỉ có phạt không gởi, chứ không phạt chậm gởi. 

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #471342   18/10/2017

    Xin chào Luật sư,

    Tôi có thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định thì đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được 3 tháng lương bằng 60% của 5 lần mức lương tối thiểu vùng và cứ 1 năm được thêm 1 tháng tối đa không quá 12 tháng. Vậy nếu tôi nghỉ việc công ty cũ mà không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tôi có được cộng dồn với công ty mới không?

    Thứ hai là hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? nghe nói là mỗi tháng chỉ được lãnh 1 tháng trợ cấp và tháng nào cũng lên để khai báo là chưa có việc thì mới được nhận. vậy trong thời gian 3-4 tháng sau đó tôi có việc rồi thì có được hưởng nữa không và nếu không thì tôi phải làm sao để có thể được hưởng tiếp?

    Rất cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mylinh2883 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/10/2017)
  • #471703   21/10/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    mylinh2883 viết:

    Xin chào Luật sư,

    Tôi có thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định thì đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được 3 tháng lương bằng 60% của 5 lần mức lương tối thiểu vùng và cứ 1 năm được thêm 1 tháng tối đa không quá 12 tháng. Vậy nếu tôi nghỉ việc công ty cũ mà không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì tôi có được cộng dồn với công ty mới không?

    Thứ hai là hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? nghe nói là mỗi tháng chỉ được lãnh 1 tháng trợ cấp và tháng nào cũng lên để khai báo là chưa có việc thì mới được nhận. vậy trong thời gian 3-4 tháng sau đó tôi có việc rồi thì có được hưởng nữa không và nếu không thì tôi phải làm sao để có thể được hưởng tiếp?

    Rất cảm ơn luật sư!

    Chào bạn mylinh2883, câu hỏi của bạn mình lần lượt trả lời như sau:

    1. Bạn được phép cộng dồn nhé!

    Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

    1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

    (Căn cứ Luật việc làm 2013)

    2. Đúng như bạn nói, được hưởng mỗi tháng cho đến khi bạn có việc làm mới chính thức. Nghĩa là lúc bạn thử việc, bạn vẫn được hưởng, bạn có thể xem bài viết này.

    Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

    ...

    2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

    a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

    b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

    (Căn cứ Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |  
  • #471424   18/10/2017

    ungthihanh
    ungthihanh

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đại diện làm thủ tục chốt sổ BHXH có được không?

    Ông em đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động 69 % (có biên bản giám định). Nhưng công ty cũ không làm chốt sổ bảo hiểm để ông em được hưởng quyền lợi. Vậy em có thể đến cơ quan đăng ký BHXH của cty cũ của ông em nhờ chốt công nợ để tự nộp tiền được không? Và thủ tục cần những hồ sơ gì ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ungthihanh vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/10/2017)
  • #471704   21/10/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    ungthihanh viết:

    Ông em đến tuổi nghỉ hưu, mất sức lao động 69 % (có biên bản giám định). Nhưng công ty cũ không làm chốt sổ bảo hiểm để ông em được hưởng quyền lợi. Vậy em có thể đến cơ quan đăng ký BHXH của cty cũ của ông em nhờ chốt công nợ để tự nộp tiền được không? Và thủ tục cần những hồ sơ gì ạ?

    Chào bạn ungthihanh, vậy bạn có thể nói ông đến Sở Lao động Thương binh Xã hội nơi quản lý DN khiếu nại về việc này, để DN khẩn trương thực hiện cho ông bạn, trường hợp vi phạm có thể bị phạt tiền theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP

     
    Báo quản trị |  
  • #471753   22/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1438)
    Số điểm: 12066
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Có được thỏa thuận với người lao động về việc không đóng BHXH không?

    Điểm đ, khoản 2, Điều 6 của Bộ luật Lao động 2012 có quy định:

    "2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

    ....

    đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế".

    Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định:

    "1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;".

    Như vậy, theo các quy định trên thì người sử dụng lao động không được thỏa thuận với người lao động về việc không đóng bảo hiểm xã hội. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và khoản 19 Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

    "Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
    2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
    a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
    b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
    c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
    b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."

     
    Báo quản trị |