Bảng giá đất của các tỉnh sẽ do Sở Tài Chính thẩm định

Chủ đề   RSS   
  • #390779 06/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bảng giá đất của các tỉnh sẽ do Sở Tài Chính thẩm định

    Từ trước đến nay, UBND các tỉnh có vai trò trong việc ban hành bảng giá đất với mục đích là mức giá xác định để bồi thường khi giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư hoặc thu tiền thuê đất, sử dụng đất..Và việc ban hành này chưa được làm rõ ai sẽ là người thẩm định bảng giá đất.

    Sắp tới, Bộ Tài Chính và Bộ Nội vụ sẽ phối hợp ban hành Thông tư liên tịch về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Sở Tài Chính thuộc UBND và thay thế Thông tư liên tịch 90/2009/TTLT-BTC-BNV, theo đó, Sở Tài Chính sẽ có trách nhiệm quản lý tài chính về đất đai, cụ thể:

    - Chủ trì thẩm định bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh; là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định giá đất tại địa phương, có trách nhiệm tổ chức thẩm định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

    - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND cấp tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; mức tỷ lệ % cụ thể để xác định đơn giá thuê đất theo từng khu vực, tuyến đường, tương ứng với từng mục đích sử dụng đất.

    Chủ trì xác định và trình UBND cấp tỉnh quy định mức tỷ lệ % để tính thu tiền thuê đối với đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước, mức tiền thuê mặt nước; xác định các khoản được trừ vào tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất phải nộp.

    - Kiểm tra, thẩm định các khoản kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp nhà nước thu hồi đất.

    Đồng thời, cơ cấu lại tổ chức hoạt động của Sở như sau:

    - Văn phòng.

    - Thanh tra.

    - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Quản lý ngân sách; Phòng Tài chính đầu tư; Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp; Phòng Tin học và Thống kê tài chính và Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác.

    Trong đó, số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác thuộc Sở Tài chính không vượt quá 02; riêng Sở Tài chính Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 04.

    Không nhất thiết các Sở phải thành lập đủ số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ như quy định nêu trên.

    - Chi cục (nếu có).

    - Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).

    Đối với các Sở có Chi cục Tài chính doanh nghiệp thì không có Phòng Tài chính doanh nghiệp; đối với Sở Tài chính Hà Nội có Chi cục Quản lý công sản thì không có Phòng Quản lý công sản.

    Các đơn vị đã thành lập Phòng Pháp chế sẽ tổ chức bộ phận làm công tác pháp chế tại Văn phòng Sở.

    Việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở thỏa thuận với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

    Xem chi tiết tại Thông tư liên tịch năm 2015 của Bộ Tài Chính và Bộ Nội vụ. 

     
    4066 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận