Bằng bổ túc cấp 3 có giá trị như bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy không?

Chủ đề   RSS   
  • #615171 13/08/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22618
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 471 lần
    SMod

    Bằng bổ túc cấp 3 có giá trị như bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy không?

    Giáo dục thường xuyên là  hay còn gọi là giáo dục bổ túc cũng là thực hiện một chương trình giáo dục nhưng linh hoạt về hình thức, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

    Bằng bổ túc cấp 3 có giá trị như bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy không?

    Theo khoản 1 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

    Đồng thời, Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ như sau:

    - Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.

    - Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

    - Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

    - Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

    Như vậy, bằng bổ túc cấp 3 và bằng tốt nghiệp cấp 3 chính quy đều là văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó chúng đều có giá trị pháp lý như nhau.

    Chương trình, hình thức, nội dung chương trình giáo dục bổ túc được thực hiện thế nào?

    Theo Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình, hình thức, nội dung giáo dục thường xuyên (giáo dục bổ túc) như sau:

    - Chương trình:

    + Chương trình xóa mù chữ;

    + Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

    + Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;

    + Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Hình thức thực hiện:

    + Vừa làm vừa học;

    + Học từ xa;

    + Tự học, tự học có hướng dẫn;

    + Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.

    - Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.

    Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

    Như vậy, chương trình, hình thức, nội dung giáo dục bổ túc sẽ được thực hiện theo quy định trên. Có thể thấy, giáo dục bổ túc là chương trình đào tạo tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.

    Việc công nhận kết quả bổ túc được thực hiện thế nào?

    Theo Điều 45 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc đánh giá, công nhận kết quả học tập chương trình đào tạo bổ túc như sau:

    - Học viên tham gia chương trình xóa mù chữ, đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa mù chữ.

    - Học viên học hết chương trình giáo dục trung học cơ sở để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

    - Học viên học hết chương trình trung học phổ thông quy để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; 

    Trường hợp không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

    - Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.

    - Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học.

    Như vậy, học viên học bổ túc chương trình nào thì sẽ được cấp văn bằng tương ứng, như là học chương trình xóa mù chữ thì được công nhận xóa mù chữ, học bổ túc cấp 2 thì được cấp bằng tốt nghiệp THCS, bổ túc cấp 3 thì cấp bằng tốt nghiệp THPT…

     
    211 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (18/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận