Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #453577 16/05/2017

    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Bàn về tình tiết "có tính chất loạn luân" trong tội hiếp dâm trẻ em

    Mỗi năm, cả nước có từ 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát hiện. Hầu hết nghi can phạm tội trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em là những người gần gũi nạn nhân như người quen của bố mẹ, hàng xóm, thậm chí là giáo viên, bố dượng, bố đẻ... (Nguồn: VNExpress)

    Trong số ấy, những vụ án khiến dư luận bàng hoàng và lên án gay gắt nhất luôn là những vụ án mà kẻ thủ ác là ông, cha, chú, anh, em ruột thịt của nạn nhân, mà tiêu biểu là vụ việc bé P.T.L.Đ. (11 tuổi) bị chính ông nội và cha ruột là Phan Thanh T. (36 tuổi) và Phan Thanh S. (62 tuổi) cưỡng hiếp nhiều lần ở tỉnh Vĩnh Long, được báo chí đồng loạt đưa tin vào ngày 02/4/2017.

    Như vậy, pháp luật hình sự quy định như thế nào về trường hợp này?

    Theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người phạm tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm. Như vậy, có tính chất loạn luân là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

    Mục 6 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/09/2001 Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 do Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ( dưới đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC) hướng dẫn chi tiết như sau:

    - Loạn luân là việc giao cấu giữa:

    + Cha, mẹ với con;

    + Ông, bà với cháu nội, cháu ngoại;

    + Anh, chị , em cùng cha mẹ;

    + Anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ.

    Các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng hay bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân.

    - Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác và được thực hiện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,  hoặc với người dưới 13 tuổi (dù là thuận tình giao cấu), thì người thực hiện hành vi đó sẽ bị truy cứu tội hiếp dâm trẻ em theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

    Có thể thấy rằng các quy định về tình tiết có tính chất loạn luân đối với tội hiếp dâm trẻ em được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, cụ thể là:

    Thứ nhất, dựa theo sự sắp xếp của các nhà làm luật, ta có thể hiểu rằng  Khoản 2, Khoản 3 là cấu thành tội phạm tăng nặng cho hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Khoản 1, còn tình tiết giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là tình tiết định khung riêng của Khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chứ không thuộc ba khoản trên. Do đó, nếu một người phạm thực hiện hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị truy cứu theo Khoản 4 mà không bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều này.

    Thứ hai,tình tiết có tính chất loạn luân được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, trong khi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi được quy định tại Khoản 4 Điều này lại có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Vậy, nếu người phạm tội thuộc cả hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu theo điều khoản nào? Về nguyên tắc, chúng ta phải áp dụng cách giải quyết vụ án có lợi hơn cho người phạm tội, và đó là lí do Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã quy định mọi trường hợp phạm tội giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy cứu theo Điểm a Khoản 2 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Điều này là không phù hợp và bất công vì rõ ràng hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn và cũng gây ra những hậu quả nặng nề hơn cho nạn nhân so với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng lại được áp dụng cùng một khung hình phạt.

    Nhận thức được sự bất cập này, các nhà lập pháp Bộ luật hình sự 2015 đã đưa hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi vào cùng cấu thành tội phạm cơ bản, có khung hình phạt từ 07-15 năm tù, với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, mà không tách ra thành một khoản riêng nữa; đồng thời giữ nguyên tinh thần của Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tình tiết tăng nặng. Điều này có nghĩa là, sự mâu thuẫn trong quy định pháp luật như đã trình bày không còn, song cũng cho thấy khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến.

    Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành và trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Chúng ta hãy cùng chờ đợi xem liệu có thay đổi gì về vấn đề này hay không?

    Trên đây là quan điểm của mình. Rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến từ mọi người.

     
    27647 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #453580   16/05/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Chúng ta hay nhắc nhở con/ cháu mình là cẩn thận, đề phòng với người lạ. Nhưng với thực tế hiện nay lại ngờ đâu rằng chính những người thân xung quanh chúng ta lại là thủ phạm gây ra những hành vi tội ác đó. Bên cạnh vấn đề cần mạnh tay răng đe và xử lý đối với hành vi và thủ phạm gây ra các hành vi trên, cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề. Thứ nhất đó là lý do tại sao các sự việc như trên và tương tự như trên xảy ra ngày một nhiều. Thứ hay, bởi lẽ đó chính là người thân trong gia đình, nên một số cá nhân có quen điểm che đậy, giấu kín để bảo vệ. Tuy nhiên, dường như càng che đậy, càng giấu kín thì sự việc cứ lặp đi lặp lại và ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc đưa ra những chế tài, hình thức ra đe đối với tội ác đó, mình nghĩ cần nên tiến hành điều tra và nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời vận động, tuyên truyền hơn nữa cho người dân để hiểu va nắm rõ các quy định của pháp luật, cũng như công tác làm tư tưởng tâm lý đối với nạn nhân và người thân trong gia đình của những nạn nhân trên.

    Bàn về vấn đề các quy định của pháp luật của bạn đã trình bày ở trên, thật sư còn có quá nhiều lỗ hỏng. Đơn giản nhất là quy định về vấn đề quy định đối tượng chủ thể của tội loạn luân, pháp luật nước ta đưa ra theo hình thức liệt kê. Tuy nhiên, cũng theo như bạn nói, đối với hình thức này lại bỏ sót nhiều đối tượng như giữa mẹ kế và con riêng, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. Mong sao trong lần sửa đổi này sẽ có những thay đổi tích cực và nhìn nhận chặt chẽ để tránh bỏ sót những vấn đề trên.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017) Sensen93 (17/05/2017)
  • #453616   16/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    hongphuong1993 viết:

    Chúng ta hay nhắc nhở con/ cháu mình là cẩn thận, đề phòng với người lạ. Nhưng với thực tế hiện nay lại ngờ đâu rằng chính những người thân xung quanh chúng ta lại là thủ phạm gây ra những hành vi tội ác đó. Bên cạnh vấn đề cần mạnh tay răng đe và xử lý đối với hành vi và thủ phạm gây ra các hành vi trên, cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề. Thứ nhất đó là lý do tại sao các sự việc như trên và tương tự như trên xảy ra ngày một nhiều. Thứ hay, bởi lẽ đó chính là người thân trong gia đình, nên một số cá nhân có quen điểm che đậy, giấu kín để bảo vệ. Tuy nhiên, dường như càng che đậy, càng giấu kín thì sự việc cứ lặp đi lặp lại và ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc đưa ra những chế tài, hình thức ra đe đối với tội ác đó, mình nghĩ cần nên tiến hành điều tra và nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời vận động, tuyên truyền hơn nữa cho người dân để hiểu va nắm rõ các quy định của pháp luật, cũng như công tác làm tư tưởng tâm lý đối với nạn nhân và người thân trong gia đình của những nạn nhân trên.

    Bàn về vấn đề các quy định của pháp luật của bạn đã trình bày ở trên, thật sư còn có quá nhiều lỗ hỏng. Đơn giản nhất là quy định về vấn đề quy định đối tượng chủ thể của tội loạn luân, pháp luật nước ta đưa ra theo hình thức liệt kê. Tuy nhiên, cũng theo như bạn nói, đối với hình thức này lại bỏ sót nhiều đối tượng như giữa mẹ kế và con riêng, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. Mong sao trong lần sửa đổi này sẽ có những thay đổi tích cực và nhìn nhận chặt chẽ để tránh bỏ sót những vấn đề trên.

     

    Bạn nói các đối tượng của tội loạn luân bị bỏ sót như bố chồng - con dâu, mẹ vợ - con rể, mẹ kế - con riêng. Bạn có thể giải thích tại sao bạn lại cho những đối tượng trên quan hệ tình dục với nhau thì được cho là loạn luân được không? Khi bàn về quy định pháp luật chúng ta nên nói dựa vào khoa học pháp lý chứ không được phép nói dựa vào cảm tính.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #453637   16/05/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    hongphuong1993 viết:

    Chúng ta hay nhắc nhở con/ cháu mình là cẩn thận, đề phòng với người lạ. Nhưng với thực tế hiện nay lại ngờ đâu rằng chính những người thân xung quanh chúng ta lại là thủ phạm gây ra những hành vi tội ác đó. Bên cạnh vấn đề cần mạnh tay răng đe và xử lý đối với hành vi và thủ phạm gây ra các hành vi trên, cần nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề. Thứ nhất đó là lý do tại sao các sự việc như trên và tương tự như trên xảy ra ngày một nhiều. Thứ hay, bởi lẽ đó chính là người thân trong gia đình, nên một số cá nhân có quen điểm che đậy, giấu kín để bảo vệ. Tuy nhiên, dường như càng che đậy, càng giấu kín thì sự việc cứ lặp đi lặp lại và ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, bên cạnh việc đưa ra những chế tài, hình thức ra đe đối với tội ác đó, mình nghĩ cần nên tiến hành điều tra và nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời vận động, tuyên truyền hơn nữa cho người dân để hiểu va nắm rõ các quy định của pháp luật, cũng như công tác làm tư tưởng tâm lý đối với nạn nhân và người thân trong gia đình của những nạn nhân trên.

    Bàn về vấn đề các quy định của pháp luật của bạn đã trình bày ở trên, thật sư còn có quá nhiều lỗ hỏng. Đơn giản nhất là quy định về vấn đề quy định đối tượng chủ thể của tội loạn luân, pháp luật nước ta đưa ra theo hình thức liệt kê. Tuy nhiên, cũng theo như bạn nói, đối với hình thức này lại bỏ sót nhiều đối tượng như giữa mẹ kế và con riêng, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể thì không có tính chất loạn luân. Mong sao trong lần sửa đổi này sẽ có những thay đổi tích cực và nhìn nhận chặt chẽ để tránh bỏ sót những vấn đề trên.

     

    Bạn có ý cho rằng quy định pháp luật đã bỏ sót một số các trường hợp bạn cho là có tính chất loạn luận như "giữa mẹ kế và con riêng, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể". Theo mình hiểu "tính chất loạn luân" chỉ phát sinh giữa những mỗi quan hệ có cùng dòng máu hoặc có liên quan dòng máu với nhau. Các trường hợp bạn nêu, đôi bên không hề có chung dòng máu nên không được liệt kê vào quy định pháp luật theo mình là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017)
  • #453583   16/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Những hành vi giao cấu thuận tình với nguời duới 16 tuổi người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha theo Bộ Luật Hình Sự năm 1999 (điều 150) và Bộ luật hình sự năm 2015 (điều 184) đang tạm hoãn thi hành theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 do Quốc hội Khóa 13 ban hành, thì không truy cứu tội danh lọan luân mà phải truy cứu tội danh lớn hơn là tội hiếp dâm nguời dưới 16 tuổi (điều 142 BLHS 2015) và tội hiếp dâm trẻ em (điều 112 BLHS 1999).

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhlong3110 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017)
  • #453601   16/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Cảm ơn bạn hongphuong1993 đã chia sẻ ý kiến với mình. Mình cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn. Nói chung thì dù sao cách phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em hiệu quả nhất vẫn là chú trọng giáo dục ý thức cho con trẻ để chúng tự biết bảo vệ bản thân, bên cạnh đó là ý thức nâng niu, bảo vệ trẻ em từ gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội.

    Song, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng là điều quan trọng không kém để giúp răn đe tội phạm hiệu quả hơn.

    Theo mình nghĩ, việc các nhà lập pháp giảm mức hình phạt tối với tội phạm giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là điều không phù hợp vì rõ ràng hậu quả mà hành vi này gây ra là hết sức nặng nề trong khi trẻ em dưới 13 tuổi chưa đủ nhận thức để có thể vượt qua nỗi ám ảnh đó. Mình cảm thấy khung hình phạt đối với hành vi hiếp dâm trẻ em đối với từng đối tượng trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã là phù hợp và công bằng. Nếu giữ nguyên, chúng ta có thể ra văn bản hướng dẫn mới phù hợp với tinh thần của điều luật hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #453602   16/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Cảm ơn bạn minhlong3110 đã chia sẻ ý kiến.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)  và Khoản 1 Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015, như mình được biết thì hành vi giao cấu thuận tình với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phạm tội giao cấu với trẻ em chứ không phải tội hiếp dâm trẻ em. 

    Mong bạn sớm hồi âm và cùng thảo luận với mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #453603   16/05/2017

    Tran_Nhu
    Tran_Nhu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Đúng vậy.

    Đây là vấn nạn cần nhận được sự quan tâm chú ý từ các bậc gia đình, các anh chị em cũng như hàng xóm xung quanh con trẻ. Họ chính là những thấu kính quan sát và bảo vệ trẻ em khỏi những cái ác, cái xấu xa.

    Đồng thời cũng nâng cao ý thức con trẻ tự bảo vệ mình trong mọi trường hợp. 

    Nói chung "phòng chống" vẫn tốt hơn là cứ để mặc nó.

    Cảm ơn bài viết của Gấu nhé.

    Cò.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tran_Nhu vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017)
  • #453730   17/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Tran_Nhu viết:

    Đúng vậy.

    Đây là vấn nạn cần nhận được sự quan tâm chú ý từ các bậc gia đình, các anh chị em cũng như hàng xóm xung quanh con trẻ. Họ chính là những thấu kính quan sát và bảo vệ trẻ em khỏi những cái ác, cái xấu xa.

    Đồng thời cũng nâng cao ý thức con trẻ tự bảo vệ mình trong mọi trường hợp. 

    Nói chung "phòng chống" vẫn tốt hơn là cứ để mặc nó.

    Cảm ơn bài viết của Gấu nhé.

    Cò.

    Tôi cũng đồng ý với Cò về điều này. Nhưng hoàn thiện pháp luật cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm hữu hiệu, nếu các quy định của pháp luật được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn dân, đặc biệt là những điểm nóng về tội phạm hiếp dâm trẻ em. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong tố cáo tội phạm cũng cần được nâng cao, khi mà hiện nay không ít người mang tư tưởng "sống chết mặc bay" và im lặng trước tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #453604   16/05/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Với tình hình trẻ em đang là nạn nhân của những vụ việc rúng động hiện nay thì có thể thấy quyền lợi của trẻ em đang ở đâu trên bản đồ pháp luật. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước nhưng nếu như càng có nhiều vụ việc như thế này diễn ra thì ắt hẳng chúng ta không thể trẻ hóa dân số.

    Luật trẻ em hiện nay đã có hiệu lực, hay cho trẻ em được biết họ có nhứng quyền gì và cần được bảo vệ những gì. Nếu như người thân cũng là một trong những đối tượng có thể xâm phạm đến trẻ em thì hãy cách lý hoàn toàn và cần cơ quan, tổ chức đứng ra bảo vệ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017)
  • #453748   18/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    quytan2311 viết:

    Với tình hình trẻ em đang là nạn nhân của những vụ việc rúng động hiện nay thì có thể thấy quyền lợi của trẻ em đang ở đâu trên bản đồ pháp luật. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước nhưng nếu như càng có nhiều vụ việc như thế này diễn ra thì ắt hẳng chúng ta không thể trẻ hóa dân số.

    Luật trẻ em hiện nay đã có hiệu lực, hay cho trẻ em được biết họ có nhứng quyền gì và cần được bảo vệ những gì. Nếu như người thân cũng là một trong những đối tượng có thể xâm phạm đến trẻ em thì hãy cách lý hoàn toàn và cần cơ quan, tổ chức đứng ra bảo vệ.

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến.

    Cơ chế bảo vệ trẻ em trước tội phạm ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, tạo điều kiện cho nhiều tội phạm lợi dụng và gây ra những vụ án đau lòng. Rõ ràng, tình trạng xâm hại trẻ em không phải chỉ mới ngày một ngày hai nhưng chỉ đến khi có nhiều vụ việc nghiêm trọng vở lỡ thì mới tạo làn sóng trong xã hội và sự mạnh tay của các cơ quan chức năng.

    Hy vọng rằng với quá trình "thay máu" pháp luật đã và đang diễn ra, cơ chế bảo vệ trẻ em sẽ được hoàn thiện và siết chặt hơn nữa. Hãy để "trẻ em là búp trên cành" theo đúng nghĩa của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #453641   16/05/2017

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Theo mình Về mặt đạo đức người Việt, đây là mối quan hệ không nên có, vi phạm chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục. Còn về mặt pháp luật thì như đã nói tới ở trên. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, chỉ có bộ luật Hồng Đức triều Lê gọi mối quan hệ giữa bố chồng – con dâu, mẹ vợ - con rể… loạn luân. 

    Loạn luân là hành vi phi nhân tính, đáng bị lên án và trừng trị nghiêm khắc, nên cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam có cùng quan điểm đặc biệt nghiêm trị. Bộ luật Hình sự quy định nếu hành vi hiếp dâm có tính chất loạn luân.

    Nếu cả hai thuận tình thì xử theo luật hiện hành là đúng. còn không thuận tình thì nên nghiêm trị loại bỏ khỏi xã hội mang tình răng đẻ mạnh mới loại bỏ được tội này.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn f3ngohoang vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (16/05/2017)
  • #453732   17/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    f3ngohoang viết:

    Theo mình Về mặt đạo đức người Việt, đây là mối quan hệ không nên có, vi phạm chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục. Còn về mặt pháp luật thì như đã nói tới ở trên. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, chỉ có bộ luật Hồng Đức triều Lê gọi mối quan hệ giữa bố chồng – con dâu, mẹ vợ - con rể… loạn luân. 

    Loạn luân là hành vi phi nhân tính, đáng bị lên án và trừng trị nghiêm khắc, nên cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam có cùng quan điểm đặc biệt nghiêm trị. Bộ luật Hình sự quy định nếu hành vi hiếp dâm có tính chất loạn luân.

    Nếu cả hai thuận tình thì xử theo luật hiện hành là đúng. còn không thuận tình thì nên nghiêm trị loại bỏ khỏi xã hội mang tình răng đẻ mạnh mới loại bỏ được tội này.

     

    Đúng là những mối quan hệ giữa bố chồng – con dâu, mẹ vợ - con rể mang tính trái luân thường đạo lý nhiều hơn là trái pháp luật vì giữa họ không có quan hệ huyết thống.

    Loạn luân, đặc biệt là trong tội hiếp dâm trẻ em, lại càng đáng lên án và triệt tiêu khỏi xã hội. Vì vậy mình không tán thành khuynh hướng giảm hình phạt cho người phạm tội mà các nhà lập pháp hướng đến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    f3ngohoang (18/05/2017)
  • #453647   16/05/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Chính sự e dè trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em, lo sợ rằng sẽ "vẽ đường cho hưu chạy" của phụ huynh mà khiến nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục mà không hề hay biết. Đến khi hậu quả đi đến nghiêm trọng thì phụ huynh mới phát hiện ra. Thiết nghĩ, chúng ta nên có cách giáo dục cho trẻ em sao cho thật phù hợp với tâm lý và sinh lý, để các bé tự biết bảo vệ cơ thể mình và biết lên tiếng với người lớn trong trường hợp bị xâm hại trước khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

    Nhiều chuyên gia đã đề xuất biện pháp "thiến hóa học" với những trường hợp này. Mình nghĩ đây là biện pháp hợp lý để ngặn chặn triện để những hành vi đồi bại này

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (17/05/2017)
  • #453690   17/05/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


     

    thuytrang95 viết:

     

    Chính sự e dè trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em, lo sợ rằng sẽ "vẽ đường cho hưu chạy" của phụ huynh mà khiến nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục mà không hề hay biết. Đến khi hậu quả đi đến nghiêm trọng thì phụ huynh mới phát hiện ra. Thiết nghĩ, chúng ta nên có cách giáo dục cho trẻ em sao cho thật phù hợp với tâm lý và sinh lý, để các bé tự biết bảo vệ cơ thể mình và biết lên tiếng với người lớn trong trường hợp bị xâm hại trước khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

    Nhiều chuyên gia đã đề xuất biện pháp "thiến hóa học" với những trường hợp này. Mình nghĩ đây là biện pháp hợp lý để ngặn chặn triện để những hành vi đồi bại này

     

     

    Theo mình biết, "thiến" là một biện pháp trừng trị kẻ phạm tội chứ đâu phải biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội đâu. Vả lại "thiến" chỉ áp dụng được cho nam giới. Và giả sử như người xâm hại tình dục trẻ em là nữ thì xử lý như thế nào nhỉ?

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 17/05/2017 10:35:37 CH

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #453731   17/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    thuytrang95 viết:

    Chính sự e dè trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em, lo sợ rằng sẽ "vẽ đường cho hưu chạy" của phụ huynh mà khiến nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục mà không hề hay biết. Đến khi hậu quả đi đến nghiêm trọng thì phụ huynh mới phát hiện ra. Thiết nghĩ, chúng ta nên có cách giáo dục cho trẻ em sao cho thật phù hợp với tâm lý và sinh lý, để các bé tự biết bảo vệ cơ thể mình và biết lên tiếng với người lớn trong trường hợp bị xâm hại trước khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

    Nhiều chuyên gia đã đề xuất biện pháp "thiến hóa học" với những trường hợp này. Mình nghĩ đây là biện pháp hợp lý để ngặn chặn triện để những hành vi đồi bại này

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến với mình. Tư tưởng e dè những vấn đề về giới tính đã ăn sâu bám rễ trong nếp nghĩ của người Việt Nam, nên thay đổi không phải là chuyện trong một sớm một chiều. Bên cạnh vai trò của phụ huynh, mình nghĩ giáo dục ở nhà trường cũng rất quan trọng và có thể thay thế cho phụ huynh ở mặt này.

    Còn về biện pháp "thiến hóa học", hiện nay đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng, tuy nhiên với điều kiện của Việt Nam, mình nghĩ rằng việc này mang tính khả thi không cao.

    Rất mong sớm nhận được sự trao đổi thêm từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (18/05/2017)
  • #453665   17/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Gần đây, nhiều sự việc bị xâm hại đáng buồn xảy ra đối với trẻ em theo hướng ngày càng tinh vi, ngày càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn bởi chủ thể của những hành vi đó là những người thân thuộc, gần gũi với con trẻ. Đáng buồn hơn, khi mối quan hệ giữa những người thực hiện hành vi xâm hại với trẻ em lại là máu mủ, ruột rà mà theo quy định của pháp luật thuộc những trường hợp bị coi là "loạn luân" xuất phát từ mức độ nguy hiểm của nó cao hơn, nghiêm trọng hơn cho nạn nhân và xã hội. Việc áp dụng khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với hành vi phạm tội có tính chất "loạn luân" là hoàn toàn hợp lý bởi theo mình nghĩ đối với những người thực hiện hành vi xâm hại ngay cả con em của họ thì không cần thiết phải tuân theo nguyên tắc áp dụng hình phạt nhằm mục đích răn đe, giáo dục nữa mà phải theo hướng trừng phạt thích đáng. Còn những trường hợp như cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể thì không bị áp dụng theo khung tăng nặng "có tính chất loạn luân" là hợp lý bởi giữa những người này không có mối quan hệ huyết thống - dấu hiệu của tính "loạn luân" theo quy định của pháp luật hiện hành. Có chăng thì tùy từng trường hợp căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, chi tiết phạm tội mà có thể áp dụng khung hình phạt tăng nặng theo dấu hiệu khác.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (17/05/2017)
  • #453704   17/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Sensen93 viết:

    Gần đây, nhiều sự việc bị xâm hại đáng buồn xảy ra đối với trẻ em theo hướng ngày càng tinh vi, ngày càng nguy hiểm và khó kiểm soát hơn bởi chủ thể của những hành vi đó là những người thân thuộc, gần gũi với con trẻ. Đáng buồn hơn, khi mối quan hệ giữa những người thực hiện hành vi xâm hại với trẻ em lại là máu mủ, ruột rà mà theo quy định của pháp luật thuộc những trường hợp bị coi là "loạn luân" xuất phát từ mức độ nguy hiểm của nó cao hơn, nghiêm trọng hơn cho nạn nhân và xã hội. Việc áp dụng khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với hành vi phạm tội có tính chất "loạn luân" là hoàn toàn hợp lý bởi theo mình nghĩ đối với những người thực hiện hành vi xâm hại ngay cả con em của họ thì không cần thiết phải tuân theo nguyên tắc áp dụng hình phạt nhằm mục đích răn đe, giáo dục nữa mà phải theo hướng trừng phạt thích đáng. Còn những trường hợp như cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể thì không bị áp dụng theo khung tăng nặng "có tính chất loạn luân" là hợp lý bởi giữa những người này không có mối quan hệ huyết thống - dấu hiệu của tính "loạn luân" theo quy định của pháp luật hiện hành. Có chăng thì tùy từng trường hợp căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, chi tiết phạm tội mà có thể áp dụng khung hình phạt tăng nặng theo dấu hiệu khác.

    Mình cũng đồng ý là các trường hợp cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể thì không bị áp dụng theo khung tăng nặng "có tính chất loạn luân" vì giữa các đối tượng trên không có mối quan hệ về huyết thống trực hệ. Theo quy định tại điểm d Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điểm đ Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, nếu giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng, hay giữa các đối tượng khác có mối quan hệ chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì người thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em sẽ chịu khung hình phạt 12-20 năm tù.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (18/05/2017)
  • #453703   17/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình cũng thấy "thiến" mang tính chất trừng trị nhiều hơn là ngăn ngừa tội phạm. Dù sao thì tội phạm ấu dâm thường là những kẻ có vấn đề tâm lý nên khó có chuyện vì sợ "thiến" mà không phạm tội nữa đúng không?

    Còn về câu hỏi của bạn, mình nghĩ là ý bạn muốn hỏi nếu người phạm tội là nữ thì xử lý thế nào phải không? Theo mình biết thì "thiến hóa học" là tiêm thuốc có tác dụng giảm, hạn chế đến triệt tiêu ham muốn tình dục của người phạm tội nên có thể áp dụng với cả nam và nữ. Dù sao thì hầu hết các đối tượng phạm tội ấu dâm trẻ em đều là nam giới nên đối tượng chủ yếu của biện pháp này vẫn là nam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    yenhuong94 (18/05/2017)
  • #453751   18/05/2017

    Cám ơn thông tin chia sẻ của bạn. Sau khi công nghệ thông tin phát triển thì chúng ta càng biết thêm nhiều vụ án ấm dâm trẻ em,chưa tính đến những vụ án mà chúng ta chưa biết đến vì vẫn bị chìm trong sự im lặng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại càng ngày càng cần phải báo động. Nhiều vụ án là do người người ngoài xâm hạn đã đành nhưng lại có nhiều vụ án lại do chính những người thân trong gia đình là thủ phạm, đó là cha,chú,anh ông ruột của nạn nhân. Người ta ai cũng giáo dục cho con cái mình đề phòng người lạ chứ ai nghĩ phải đề phòng ngay những người bên cạnh mình. Tình trạng "loạn luân" này nó còn để lại hậu quả còn nghiêm trọng hơn rất nhiều những vụ án ấu dâm khác. Khi các vụ án ấu dâm do người ngoài phạm tội nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và ý thức của trẻ nhỏ rồi thì những trường hợp "loạn luân" thì nó còn ây hậu quả lớn hơn rất nhiều lần. Mình nghĩ tăng mức hình phạt cho tội này là rất đúng áp dụng theo khung tăng nặng về hành vi phạm tội có tính chất loạn luân.Còn những trường hợp như cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể thì không bị áp dụng theo khung tăng nặng "có tính chất loạn luân" là không hợp lý cho lắm vì giữa những người này không có mối quan hệ huyết thống là dấu hiệu của tính "loạn luân" theo quy định của pháp luật hiện nay.

    Bên cạnh đó chúng ta nên giáo dục con trẻ nhiều hơn về kiến thức giáo dục y tế học đường, bản thân các em phải hiểu rõ về giới tính và những kiến thức đề phòng tất cả các trường hợp xâm hại xảy ra.  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (18/05/2017)
  • #453785   18/05/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    yenhuong94 viết:

    Cám ơn thông tin chia sẻ của bạn. Sau khi công nghệ thông tin phát triển thì chúng ta càng biết thêm nhiều vụ án ấm dâm trẻ em,chưa tính đến những vụ án mà chúng ta chưa biết đến vì vẫn bị chìm trong sự im lặng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại càng ngày càng cần phải báo động. Nhiều vụ án là do người người ngoài xâm hạn đã đành nhưng lại có nhiều vụ án lại do chính những người thân trong gia đình là thủ phạm, đó là cha,chú,anh ông ruột của nạn nhân. Người ta ai cũng giáo dục cho con cái mình đề phòng người lạ chứ ai nghĩ phải đề phòng ngay những người bên cạnh mình. Tình trạng "loạn luân" này nó còn để lại hậu quả còn nghiêm trọng hơn rất nhiều những vụ án ấu dâm khác. Khi các vụ án ấu dâm do người ngoài phạm tội nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và ý thức của trẻ nhỏ rồi thì những trường hợp "loạn luân" thì nó còn ây hậu quả lớn hơn rất nhiều lần. Mình nghĩ tăng mức hình phạt cho tội này là rất đúng áp dụng theo khung tăng nặng về hành vi phạm tội có tính chất loạn luân.Còn những trường hợp như cha dượng, mẹ kế xâm hại con riêng, bố chồng với con dâu mẹ vợ với con rể thì không bị áp dụng theo khung tăng nặng "có tính chất loạn luân" là không hợp lý cho lắm vì giữa những người này không có mối quan hệ huyết thống là dấu hiệu của tính "loạn luân" theo quy định của pháp luật hiện nay.

    Bên cạnh đó chúng ta nên giáo dục con trẻ nhiều hơn về kiến thức giáo dục y tế học đường, bản thân các em phải hiểu rõ về giới tính và những kiến thức đề phòng tất cả các trường hợp xâm hại xảy ra.  

    Mình hoàn toàn đồng ý rằng tâm lý chủ quan của những người có trách nhiệm chăm sóc, quản lý con trẻ là  yếu tố không nhỏ góp phần khiến tội phạm ấu dâm lộng hành như hiện nay. Dẫu biết giảm hình phạt cho tội phạm là phù hợp với chính sách nhân đạo, nhưng theo mình, tội phạm loạn luân trong hiếp dâm trẻ em thì nằm ngoài phạm vi này khi đó là hành vi đi ngược cả đạo đức lẫn pháp luật. Trong khi nhiều quốc gia đang mạnh tay trấn áp, trừng trị loại tội phạm này thì tại sao các nhà lập pháp nước ta lại theo khuynh hướng ngược lại? 

     
    Báo quản trị |