Ban Thanh Tra nhân dân có phải định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #613433 28/06/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1182)
    Số điểm: 8550
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Ban Thanh Tra nhân dân có phải định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp?

    Có thể thấy đối với thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật và hoạt động khác về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn. Với vai trò như vậy thì ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước thì phải định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp?

    Ban Thanh Tra nhân dân có phải định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 26 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định về Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước như sau:

    1. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác

    - Xây dựng Chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 78 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

    Chương trình công tác gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác. Chương trình công tác có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

    - Căn cứ nghị quyết hội nghị người lao động và quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước và thông báo đến ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

    2. Phương thức hoạt động

    - Tiếp nhận thông tin do người lao động phản ánh trực tiếp, qua hòm thư góp ý; qua nghiên cứu văn bản tài liệu liên quan đến nội dung giám sát do ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp cung cấp.

    - Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với nội dung nghị quyết, quyết định của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, quy chế nội bộ, các quy định khác của doanh nghiệp và quy định pháp luật để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc tổ chức đối thoại kịp thời theo quy định của pháp luật.

    - Kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát được phản ánh trực tiếp đến người đứng đầu ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp.

    - Kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    3. Chế độ báo cáo

    Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.

    Do đó, đối với trường hợp thanh tra doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp hàng quý, 06 tháng và năm hoặc khi có yêu cầu; báo cáo hằng năm tại hội nghị người lao động.

    Quy định về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hiện nay?

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định về Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn như sau:

    1. Xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động

    - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 38 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo từng quý, 06 tháng, hằng năm và nhiệm kỳ.

    Kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

    - Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát.

    2. Phương thức hoạt động

    - Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

    - Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

    - Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    3. Chế độ báo cáo

    Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 06 tháng năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh.

    Trên đây là quy định về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hiện hành.

     
    231 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận