Ban quản lý khu công nghệ cao có được sử dụng vốn vay ODA để đầu tư xây dựng KCNC không?

Chủ đề   RSS   
  • #613096 21/06/2024

    phanthanhthao0301

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:10/11/2023
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ban quản lý khu công nghệ cao có được sử dụng vốn vay ODA để đầu tư xây dựng KCNC không?

    Ban quản lý khu công nghệ cao có được sử dụng vốn vay ODA để đầu tư xây dựng KCNC không? Vốn vay ODA là gì? Có những phương thức cung cấp vốn ODA nào?

    Vốn ODA là gì? Vốn vay ODA là gì? Có những phương thức cung cấp vốn ODA nào?

    Vốn ODA hay còn được gọi vốn hỗ trợ chính thức của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 Nghị định 114/2021/NĐ-CP)

    Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì:

    Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

    - Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

    - Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;

    - Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.

    Theo đó, vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

    Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi được quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Chương trình.

    - Dự án.

    - Phi dự án.

    - Hỗ trợ ngân sách.

    Ban quản lý khu công nghệ cao có được sử dụng vốn vay ODA để đầu tư xây dựng KCNC không?

    Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghệ cao bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác, cụ thể như sau:

    - Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn vốn hợp pháp khác được giao quản lý theo quy định của pháp luật;

    - Quyết định đầu tư và thực hiện các thẩm quyền của người quyết định đầu tư;

    + Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư và ký kết hợp đồng dự án với các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư tại khu công nghệ cao sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc nhóm B, C theo ủy quyền;

    - Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và các nguồn vốn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.

    Như vậy, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và các nguồn vốn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.

    Nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2021/NĐ-CP về nội dung và nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

    Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về vốn ODA bao gồm các vấn đề sau:

    - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA;

    - Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; các giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này;

    - Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn ODA;

    - Giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tình hình, kết quả quản lý, sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật.

    Tóm lại, Ban quản lý khu công nghệ cao được quyền tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn vay ODA và các nguồn vốn tài trợ hợp pháp khác để đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.

     
    138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận