Bán điện thoại xách tay có bị phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #557567 10/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Bán điện thoại xách tay có bị phạt không?

    Ngày 26/08/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu. Theo đó, những chiếc “điện thoại xách tay” có thể bị xóa sổ.

    Điện thoại xách tay

    Điện thoại xách tay - Ảnh minh họa

    Hàng xách tay khác hàng chính hãng ở điểm nào?

    Điện thoại chính hãng:

    Là những chiếc điện thoại được bán ở các chuỗi cửa hàng như FPT Shop, Thegioididong,... là những những sản phẩm, hàng hóa được phép nhập khẩu và đã được kê khai hải quan, có đầy đủ các giấy tờ thông quan. Nhà phân phối những chiếc điện thoại này phải đóng các khoản thuế, phí theo qui định pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.

    Điện thoại xách tay:

    Còn đối với những chiếc Iphone xách tay, đó là những chiếc điện thoại được bán trên các thị trường nước ngoài, không phải ở Việt Nam. Điện thoại xách tay được mang về Việt Nam thông qua những người đi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

    Điện thoại xách tay có phải hàng lậu không?

    Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu có quy định như sau:

    “Hàng hóa nhập lậu” gồm:

    - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

    - Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

    - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

    - Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

    - Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

    Tại Việt Nam phần lớn điện thoại xách tay đều là “hàng lậu”. Vì mỗi người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mang theo một số lượng hàng hóa giới hạn nhất định. Pháp luật quy định sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có số lượng và giá trị nhỏ, kèm theo đó là các vật dụng là tư trang cá nhân. Đối với những hàng hóa vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định thì vẫn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, lượng lớn điện thoại lưu thông trên thị trường đều không thể có chứng từ nhập khẩu, không thông qua kê khai hải quan theo quy định của pháp luật.

    Mức phạt nào cho những người buôn bán “hàng lậu”

    Với những cửa hàng có hành vi buôn bán điện thoại xách tay nhập lậu thì căn cứ theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đến 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Cụ thể như sau:

    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    - Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

    Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    (Khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

    Ngoài ra còn có:

     Hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

    - Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

    Biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

    Trên đây là những quy định của Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

    Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.

     

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 10/09/2020 02:39:48 CH
     
    4272 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    hoamattroi9297 (17/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559530   30/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Cảm ơn tác giả đã chia sẽ chi tiết đối với hàng vi hàng hóa nhập lậu. Hiện nay tại Việt Nam rất nhiều cá nhân, tổ chức nhập hàng hóa điện thoại, mĩ phẩm lậu để về bán kiếm lời. Theo quan điểm của mình cần phải phạt nặng hơn nữa để răn đe cho những người phía sau muốn làm công việc nhập lậu hàng hóa này.

     
    Báo quản trị |  
  • #559535   30/09/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Cảm ơn tác giả đã chia sẽ bài viết với những thông tin hữu ích. Theo mình thì việc áp dụng một vài biện pháp xử phạt hành chính là chưa đủ để ngăn chặn hàng lậu núp bóng hàng xách tay, cần có những chế tài xử lý mạnh tay hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #559595   30/09/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin bổ ích mà bạn cung cấp. Theo đó mình có thể phân biệt được hàng chính hãng và hàng xách tay là như thế nào và biết được mức phạt đối với hành vi bán hàng xách tay. Như vậy, không có quy định xử phạt đối với chủ thể mua hàng xách tay, chỉ xử phạt đối vói hành vi bán hàng xách tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #559602   30/09/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về thông tin bổ ích mà bạn cung cấp. Theo đó mình có thể phân biệt được hàng chính hãng và hàng xách tay là như thế nào và biết được mức phạt đối với hành vi bán hàng xách tay. Như vậy, không có quy định xử phạt đối với chủ thể mua hàng xách tay, chỉ xử phạt đối vói hành vi bán hàng xách tay.

     
    Báo quản trị |  
  • #560612   18/10/2020

    Theo mình thì có cung có cầu thôi, việc xách tay điện thoại về bán cũng không quá ảnh hưởng đến những cơ sở nhập chính thống vì người mua khi đồng ý với một mức giá thấp hơn cũng phải chịu những rủi ro nhất định từ chiếc máy mình nhận được. Tiền nào của nấy thôi nên nếu cấm thì cấm làm sao được, lấy lí do nào cho thỏa được.

     
    Báo quản trị |  
  • #561333   28/10/2020

    òn đối với những chiếc Iphone xách tay, đó là những chiếc điện thoại được bán trên các thị trường nước ngoài, không phải ở Việt Nam. Điện thoại xách tay được mang về Việt Nam thông qua những người đi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

    Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ, mỗi người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mang theo một số lượng hàng hóa giới hạn nhất định. Pháp luật quy định sẽ miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng có số lượng và giá trị nhỏ, kèm theo đó là các vật dụng là tư trang cá nhân.

    Đối với những hàng hóa vượt quá giới hạn mà pháp luật quy định thì vẫn sẽ phải chịu thuế nhập khẩu. Như vậy, dấu hỏi sẽ được đặt ra là vì sao có số lượng điện thoại xách tay lớn như vậy được bày bán trên thị trường trong khi số lượng được nhập cảnh hợp pháp thì bị hạn chế như vậy.

     

     
    Báo quản trị |