Rằm tháng 9 Âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Bài văn khấn Rằm tháng 9 chuẩn nhất hiện nay thế nào? Cúng Rằm có phải mê tín dị đoan không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
(1) Rằm tháng 9 Âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương?
Đối với năm 2024, ngày Rằm tháng 9 (15/9) Âm lịch sẽ nhằm vào thứ 5 ngày 17/10/2024 dương lịch. Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày Mặt trăng, Mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.
Vào ngày rằm Âm lịch, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an và may mắn...
(2) Bài văn khấn Rằm tháng 9 chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam
Năm Giáp Thìn 2024, có thể tham khảo mẫu văn khấn ngày Rằm (15) tháng 9 âm lịch tại bàn thờ gia tiên và cúng thần linh, thổ công như sau:
Văn khấn Thổ Công và các vị Thần trong nhà ngày rằm tháng 9 âm lịch:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Ngài Bản gia thổ địa Long mạch Tôn thần.
- Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ; Phúc đức Tôn thần.
- Ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
- Các ngài Tôn thần cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay là ngày rằm (15) tháng 9 năm Tân Sửu 2021
Tín chủ con là ..............................................................
Ngụ tại ..........................................................................
Thành tâm sửa biện, hương hoa lễ vật kim ngân trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương
Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch Tôn thần,
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ. Giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 9 âm lịch: Muốn cúng tổ tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy: - Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:......
Ngụ tại:......
Hôm nay là ngày rằm (15), tháng 9, năm Tân Sửu 2021
Gặp tiết ngày rằm, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
(3) Cúng Rằm tháng 9 Âm lịch có phải mê tín dị đoan?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có giải thích về tín ngưỡng như sau:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Còn mê tín dị đoan là những niềm tin không có cơ sở, mang tính mù quáng. Mê tín dị đoan bao gồm những hoạt động như: bói toán, coi số mạng sang hèn, đồng bóng, tin vào bùa chú,...
Từ quy định nêu trên, có thể thấy, việc cúng Rằm tháng 9 là một trong những tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần cho người dân Việt Nam, nên không gọi là mê tín dị đoan.