Bài tập tình huống pháp luật về hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #444434 27/12/2016

    Unghuong

    Mầm

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2014
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 725
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 6 lần


    Bài tập tình huống pháp luật về hợp đồng

    1. A( 19 tuổi ) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hưng cảm( lúc tỉnh táo bình thường,lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy vậy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A đem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 10 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi, nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền đi chơi. Hỏi tại sao A lại làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra.Hãy xác định hướng giải quyết trong các tình huống sau đây:

    a. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do: Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có đc không? Tại sao?

    b. Các anh chị hãy tư vấn cho A đòi lại  chiếc xe từ B

    c. Theo anh chị trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và B vẫn còn hiệu lực pháp luật không? cơ sở pháp lý?

    Mong mọi người góp ý giải quyết bài này giúp em với ạ!!!

     
    209005 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #492488   24/05/2018

    Tienboy
    Tienboy

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập tình huống

    1. A( 19 tuổi ) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hưng cảm( lúc tỉnh táo bình thường,lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy vậy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A đem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 10 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi, nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền đi chơi. Hỏi tại sao A lại làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra.Hãy xác định hướng giải quyết trong các tình huống sau đây: a. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do: Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có đc không? Tại sao? b. Các anh chị hãy tư vấn cho A đòi lại chiếc xe từ B c. Theo anh chị trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và B vẫn còn hiệu lực pháp luật không? cơ sở pháp lý? Mong mọi người góp ý giải quyết bài này giúp em với ạ!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #507456   13/11/2018

    1. Theo mình, cha mẹ A đến đòi xe với lý do là hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì không được. Theo K2 D125 BLDS 2015: "Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi nhân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ". Việc A bán xe cho B phát sinh quyền giữa A và B và xe máy này là của A đem đi xác lập mua bán với B. Vì vậy, hợp đồng này là hợp đồng không bị vô hiệu cha mẹ A đòi xe với lý do hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự là không được.

     
    Báo quản trị |  
  • #507559   14/11/2018

    A cho B thuê căn nhà dùng để ở. Ngày 20/01/2008, B ký hợp đồng chuyển giao quyền cho thuê căn nhà này lại cho C và hợp đồng này được đem đi công chứng tại văn phòng công chứng X. Ngày 20/3/2008, B ký hợp đồng cho thuê nhà với D. Như vậy hỏi:

    + Hợp đồng thuê nhà ký kết giữa B và D có hiệu lực pháp luật ?

    + C có quyền yêu cầu D trả lại căn nhà hay không vì C lập luận rằng B đã chuyển giao quyền cho thuê của mình cho C thì C mới có quyền quyết định việc cho thuê này ?

     
    Báo quản trị |  
  • #510710   24/12/2018

    SabrinaVu
    SabrinaVu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    1. A( 19 tuổi ) là người bị mắc chứng tâm thần phân liệt thể hưng cảm( lúc tỉnh táo bình thường,lúc lên cơn không kiểm soát được hành vi) thường làm nhiều việc không kiểm soát được. Tuy vậy những lúc tỉnh táo A vẫn như người bình thường. Một hôm A đem chiếc xe máy hiệu Vespa LX của mình đi bán cho B với giá 10 triệu đồng lấy tiền đi chơi và tiêu xài hết. Gia đình tìm kiếm A khắp nơi, nhưng không thấy liền nhắn tin tìm A trên đài truyền hình địa phương. Vài hôm sau A về cả nhà mới biết A đã bán rẻ chiếc xe máy cho B để lấy tiền đi chơi. Hỏi tại sao A lại làm như vậy thì A ngơ ngác không nói được gì và dường như không biết chuyện gì xảy ra.Hãy xác định hướng giải quyết trong các tình huống sau đây:

    a. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lý do: Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì có đc không? Tại sao?

    b. Các anh chị hãy tư vấn cho A đòi lại  chiếc xe từ B

    c. Theo anh chị trong tình huống trên có khi nào hợp đồng A và B vẫn còn hiệu lực pháp luật không? cơ sở pháp lý?

    Trả lời

    1. Nếu cha mẹ A đến đòi xe với lí do : Hợp đồng giao kết với người mất năng lực hành vi dân sự thì không được . Vì theo khoản 1 điều 22 blds 2015 . Một người được xem là mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định của tòa án tuyên bố A mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y .
    2. Để đòi lại chiếc xe của A từ B thì gđ A phải đưa A đến tòa án và yêu cầu tòa án xác nhận A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 24 blds 2015 . Thì việc bán chiếc x echo B là điều nằm ngoài nhu cầu cá nhân nên phải được người đại diện theo pháp luật của A đồng ý , vậy nên hợp đồng do người hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ bị vô hiệu trong trường hợp này , căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 117 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự .
    3. Trong tình huống trên hợp đồng A  và B vẫn còn hiệu lực pháp luật . Vì A (19 tuổi ) căn cứ vào Điều 20 blds 2015 thì A là người thành niên có đủ năng lực hành vi dân sự , lại không có bất kì quyết định nà của tòa án về sự mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự của A , lại căn cứ vào điều 117 blds 2015 thì A điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự A và B đều hợp pháp . Nên trong trường hợp này hợp đồng giao dịch dân sự giữa A và B vẫn có hiệu lực .
     
    Báo quản trị |  
  • #515631   23/03/2019

    Mọi người giúp e trả lời bài tập này với ạ

    Ngày 10/3/2017, ông a có thỏa thuận thuê B gia công 1000 bộ bàn ghế học sinh giá 200.000đ/bộ, thời gian giao hàng vào ngày 10/06/2017, tại xưởng của A. Đến ngày, 10/06/2017 B chuyên chở đủ 1000 bộ bàn ghế đến xưởng để giao cho A nhưng vì chưa có chỗ chứa A đã tạm thời đóng xưởng và không bắt thông tin liên lạc với B. Do quãng đường vận chuyển khá xa nên B đã gửi toàn bộ 1000 bộ bàn ghế vào xưởng của C ( gần xưởng của A, đồng thời có tin fax cho A để thông báo việc hoàn tất nghĩa vụ của mình như thỏa thuận trong hợp đồng và yêu cầu A thanh toán số tiền còn lại cho mình. Tuy nhiên, đến ngày 11/6/2017 do chập điện nên toàn bộ xưởng của C bị cháy, số tài sản trong xưởng bị thiêu rụi hoàn toàn.

    Hỏi:

    1. Nghĩa vụ của B trong tình huống trên đã hoàn thành hay chưa? Vì sao?

    2. Chủ thể nào phải chịu rủi ro đối với 1000 bộ bàn ghế nói trên?

    3. Hãy giải quyết tình huống theo quy định của pháp luật?

     
    Báo quản trị |  
  • #533369   23/11/2019

    Theo mình thì trường hợp này  Minh Hòa không vi phạm hợp đồng. Vì sau khi Minh Hòa chấp nhận lời chào hàng với nội dung sẽ mua lô hàng trên nhưng kèm theo lời đề nghị nhận hàng vào ngày 5/3/2011 , đây được xem là lời chào hàng mới mà người chào hàng là Minh Hòa. Tuy nhiên , Đại Phát không có phản hồi, ý kiến gì cho Minh Hòa biết thì lời chào hàng mới này coi như không có giá trị, mặt khác hai bên cũng không có thỏa thuận sự im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng vì vậy theo mình thì hợp đồng chưa được giao kết do đó Minh Hòa không vi phạm hợp đồng. Đây là ý kiến của mình, mong mọi người cho ý kiến. Tks.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hongsonhul98qn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/11/2019)
  • #560407   13/10/2020

    phanha2807
    phanha2807

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Công ty cổ phần Nguyễn Long (bên A) ký hợp đồng mua bán máy tính với công ty TNHH Minh Bảo (bên B). Trong đó có một số điều khoản như sau:

    Bên A bán 100 máy tính để bàn HP Pavilion 590-P0108D cho bên B với giá 7.990.000 đồng/máy;

    Bên A giao hàng vào ngày 3/6/2020 tại trụ sở chính của bên B;

    Bên B có quyền kiểm tra hàng hóa khi bên A giao hàng đến trụ sở chính của bên B. Nếu hàng hóa có khiếm khuyết thì phải thông báo cho bên A trong thời hạn 2 ngày kể từ thời điểm kiểm tra hàng hóa;

     B phải thanh toán đầy đủ tiền hàng trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận hàng;

    Bên có hành vi vi phạm sẽ phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng.

    Câu 1: Ngày 3/6/2020, bên A giao cho bên B 80 chiếc máy tính với giá 7.990.000 đồng/máy và 20 chiếc máy tính với giá 8.490.000 đồng (do bên A không đủ hàng để giao nên phải nhập hàng từ công ty khác dẫn đến giá trị bị cao hơn). Tuy nhiên, bên B từ chối nhận 20 chiếc máy tính giá cao hơn.

    Hỏi bên B có vi phạm nghĩa vụ nhận hàng không?

    Hãy tư vấn cách thức xử lý tình huống này?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanha2807 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/10/2020)
  • #561125   27/10/2020

    Giúp em bài tập này với ạ

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Minh1232 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2020)
  • #571402   20/05/2021

    Câu a) Không được, bởi vì theo quy định tại điều 22, người mất năng lực hành vi dân sự là một người bị bệnh tâm thần hoặc mất các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở giám định pháp y tâm thần. Như vậy  trong tình huống trên anh A vẫn có thể nhận thức được hành vi của mình, tuy nhiên có lúc lại không nhận thức được, thì ta có thể thấy anh A chưa đến mức là  mất năng lực hành vi dân sự hoàn toàn, mà chỉ khó khăn trong nhận thức của mình, Theo quy định tại điều 23…, mặt khác, trong lúc giao kết hợp đồng thì anh A hoàn toàn bình thường, chưa bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, cho nên không thể lấy lý do anh A mất năng lực hành vi dân sự để đòi lại chiếc xe

    Câu b)

    Với tình huống trên thì gia đình anh A có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố anh A là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, khi đó Tòa án sẽ căn cứ vào giám định pháp y tâm thần và nếu đủ điều kiện sẽ tuyên bố anh A là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ  hành vi. Khi đó căn cứ vào điều 407 và điều 125 thì hợp đồng sẽ vô hiệu khi người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

    Khi hợp đồng bị vô hiệu thì căn cứ vào điều 131 thì các bên khôi phục lại tình trạng ban  đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Như vậy anh A phải hoàn trả số tiền 10tr và anh B cũng có nghĩa vụ hoàn trả chiếc xe cho anh A.

    câu c)

    Hợp đồng của anh A và B sẽ có hiệu lực trong trường hợp anh A hoặc người đại diện của anh A không yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, theo quy định tại điều 132, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là 2 năm kể từ ngày người đại diện của anh A biết hoặc phải biết việc anh A tự thực hiện, xác lập giao dịch, nếu quá thời hạn nói trên thì giao dịch vẫn có hiệu lực. Mặt khác theo quy định điểm C khoản 2 điều 125, nếu như anh A khôi phục lại năng lực hành vi dân sự và được Tòa án tuyên bố hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A la người có khó khăn trong nhận thức và  điều khiển hành vi, sau  đó anh A thừa nhận hiệu lực giao dịch này thì giao dịch sẽ vẫn có hiệu lực

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tailieuhoc239437 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/05/2021)
  • #571579   26/05/2021

    thuphuong11
    thuphuong11

    Sơ sinh

    Vietnam --> Đà Nẵng
    Tham gia:26/05/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    cho e hỏi tình huống sau: về tranh chấp hợp đồng 

    vào ngày 15/01/2021, công ty TNHH Mai Anh có trụ sở tại tp. HỒ CHÍ MINH ký kết hợp đồng với công ty NAM khánh có trụ sở tại tp. Đà Nẵng, theo đó công ty mai anh bán cho công ty nam khánh một lô hàng thiết bị y tế với giá 1,2 tỉ đồng, điều kiện về số lượng chất lượng các bên đã thỏa thuận rõ, thời điểm giao hàng là ngày 25/5/2021 tại kho của công ty nam khánh. công ty nam khánh đã kí hợp đồng đặt cọc cho công ty mai anh 200 triệu đồng ngày 20/01/2021 các bên đã thỏa thuận nếu bên nào vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng mức phạt là 6% giá trị hợp đồng. vào ngày 20/04/2021 , công ty mai anh lại kí hợp đồng bán cũng lô hàng trên cho công ty hoa việt có trụ sở tại tp hồ chí minh với giá 1,8 tỉ . thời hạn giao hàng thỏa thuận là ngày 10/5/2021. mức phạt các bên thỏa thuận trong hợp đồng trên tổng giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là 2% 

    hỏi . hãy vận dụng quy định của pháp luật, giải quyết quyền lợi , trách nhiệm của các bên trong tình huống trên 

    Cập nhật bởi thuphuong11 ngày 26/05/2021 07:42:00 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuphuong11 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/05/2021)
  • #574719   24/08/2021

    Công ty TNHH X ở quận Ba Đình thành phố Hà Nội, ký một hợp đồng mua 50 tủ bảo dưỡng quần áo của công ty Y của Hàn Quốc. Hợp đồng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giao, nhận hàng hóa cũng như thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, hai bên vẫn xảy ra tranh chấp liên quan đến thông số kỹ thuật trên máy không phù hợp với mô tả trong hợp đồng. Công ty X đã đệ đơn kiện công ty Hàn Quốc ra Tòa án quận Ba Đình, thành phố Hà nội. Hỏi:

    1. Hợp đồng này có phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không? Giải thích?

    2. Tòa án quận Ba Đình, Hà Nội có thẩm quyền thụ lý vụ việc này không khi X đệ đơn ra Tòa án này? Giải thích. 

     Trường hợp sau đó, công ty Y đệ đơn kiện ra Trung tâm trọng tài thương mại Hà Nội giải quyết thì Trung tâm này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Giải thích

    3. Pháp luật của Việt Nam có được sử dụng để giải quyết tranh chấp của các bên không trong trường hợp này không nếu tranh chấp này do Tòa án Việt Nam giải quyết? Giải thích. 

     
    Báo quản trị |  
  • #576457   26/10/2021

    quynhssss
    quynhssss

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bắc Giang
    Tham gia:26/10/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tháng 5/2018 ông Trần Minh 45 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tặng cho ông Trần Bình là em trai 40 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội quyền sử dụng 200 m2 đất tại quận Cầu Giấy.  Tháng 10/2018, ông Trần Minh đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng 200m2 đất cho ông Trần Bình tại UBND quận Cầu Giấy. UBND quận Cầu Giấy đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 200m2 đất cho ông Trần Bình.
    Yêu cầu xác định:
    Câu 1: 
    a, Các hình thức thực hiện pháp luật trong tình huống trên? Giải thích? (4/4)
    b, Các quan hệ pháp luật phát sinh trong tình huống trên? Giải thích (4/4)
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhssss vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2021)
  • #576458   26/10/2021

    quynhssss
    quynhssss

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bắc Giang
    Tham gia:26/10/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Câu 2:
    Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp 200m2 đất được tặng, tháng 5/2019 ông Trần Bình đến UBND quận Cầu Giấy xin cấp phép xây dựng và được UBND quận Cầu Giấy ra Quyết định cấp Giấy phép xây dựng nhà ở 4 tầng.
    a, Chứng minh UBND quận Cầu Giấy là một cơ quan hành chính nhà nước. (4/4)
    b, Mọi quan hệ xã hội trong đó có sự tham gia của UBND đều là quan hệ pháp luật hành chính? Cho ý kiến về khẳng định trên? (4/4)
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quynhssss vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2021)
  • #576459   26/10/2021

    quynhssss
    quynhssss

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bắc Giang
    Tham gia:26/10/2021
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tháng 3/2020 ông Trần Bình tiến hành thi công xây dựng nhà ở. Trong quá trình thi công, do không áp dụng các biện pháp an toàn nên vật liệu xây dựng đã rơi vào nhà ông Nam (là nhà hàng xóm) làm hư hỏng một số tài sản của nhà ông Nam.
    a, Trách nhiệm pháp lý có thể được áp dụng đối với ông Trần Bình. Trách nhiệm pháp lý đó có thể do các chủ thể nào có thẩm quyền áp dụng? (4/4)
    b, Văn bản quy phạm pháp luật nào có thể được áp đụng để giải quyết việc bồi thường thiệt hại giữa ông Nam và ông Trần Bình. Căn cứ vào quy định của pháp luật, hãy chỉ ra biện pháp xử lý phù hợp. (4/4)
     
     
    Báo quản trị |