Ấn định trước khoản tiền bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #555924 28/08/2020

    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Ấn định trước khoản tiền bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

    Đã bồi thường thiệt hại có phải đi tù nữa không?

    (Ảnh: Nguồn Internet)

    Trong thực tế, các bên thường thỏa thuận trước trong hợp đồng về khoản tiền bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm là một con số cụ thể hay được tính theo một công thức nhất định thông qua điều khoản xác định mức bồi thường thiệt hại cụ thể.

    Khoản 2 điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo điều luật này, mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể là mức thiệt hại thực tế, trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Điều này đồng nghĩa với việc các bên không được thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại cố định không tương ứng với các khoản tiền này.

    Mặt khác, Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ có nội dung “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Quy định này chưa thực sự rõ ràng về hiệu lực của điều khoản quy định mức bồi thường thiệt hại cố định trong hợp đồng.

    Hiện nay, có hai cách hiểu quy định này:

    - Thứ nhất, các bên có thể thỏa thuận một khoản tiền bồi thường thiệt hại nhất định trong hợp đồng.

    - Thứ hai, các bên chỉ có thể thỏa thuận về việc bồi thường một phần hay toàn bộ thiệt hại thực tế phát sinh.

    Trong thực tế xét xử, một số tòa án đi theo cách tiếp cận của Luật Thương mại và chỉ công nhận quyền được nhận bồi thường thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Ngược lại, một số trọng tài lại cho rằng, theo quy định của Bộ luật Dân sự nêu trên cho phép các bên tự do thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại.

    Pháp luật nên cho phép và quy định rõ hơn về việc ấn định trước khoản tiền bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Tuy nhiên để tránh tình trạng một bên trong hợp đồng chèn ép bên yếu thế, buộc bên yếu thế phải chấp nhận mức bồi thường bất hợp lý thì nên quy định điều khoản thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại sẽ không có hiệu lực khi quy định trước một mức bồi thường thiệt hại quá lớn, khó chấp nhận được. Đồng thời việc quy định rõ ràng  này vừa giúp giảm thiểu chi phí thương lượng hay chi phí tố tụng, vừa giúp thể hiện sự tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng.

     

     
    4251 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556199   30/08/2020

    Cảm ơn về thông tin bổ ích mà bạn đã chia sẻ. Việc ấn định khoản bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là cần thiết, khi có thiệt hại xảy ra thì sẽ phải bồi thường một mức hợp lý đã được thỏa thuận từ trước. Sự rõ ràng trong hợp đồng còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp.

     
    Báo quản trị |