Ai là người bồi thường chi phí giám định?

Chủ đề   RSS   
  • #452304 21/04/2017

    longofs
    Top 500
    Male


    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2017
    Tổng số bài viết (165)
    Số điểm: 1890
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 47 lần


    Ai là người bồi thường chi phí giám định?

    Chào các bạn,

    Hiện mình đang có một vướng mắc về bảo hiểm như sau.

    Công ty A ký kết hợp đồng thuê tàu lai dắt với Công ty B. Trong lúc lai dắt, tàu của Công ty B có va chạm với công trình cảng của Công ty A. Do công trình cảng này Công ty A đã ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm C và theo đó tiến hành giám định tổn thất để yêu cầu Công ty C bồi thường.

    Kết quả giám định thì tổn thất bằng không nhưng chi phí giám định là 300tr VNĐ. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm, Công ty C đã hoàn trả khoản chi phí giám định lại cho Công ty A và truy đòi đối với Công ty C đối với số tiền giám định nói trên. Nhưng Công ty C không chịu.

    Vậy theo các bạn, vụ án trên được giải quyết như thế nào? Mình cũng đang đầu vì chưa nghĩ ra cách giải quyết.

     
    7768 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #453062   05/05/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

     

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định


    Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:

    1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
    Trường hợp các bên đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;

    2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;

    3. Đương sự, người có yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.

    Nghĩa vụ chịu chi phí giám định

    Trường hợp các bên đương sự không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:

    1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;

    2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ;

    3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn phải chịu chi phí giám định.

    Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định;

    4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 160 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ;

    5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.

    Đối với chi phí giám định đã nộp

    1 Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

    2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

    Như vậy, trong trường hợp trên bên Việc truy đòi của Công ty A đối với Công ty B là không có căn cứ. Bạn đưa ra tình huống trên phải là "Công ty C đã hoàn trả khoản chi phí giám định lại cho Công ty A và truy đòi đối với Công ty B đối với số tiền giám định trên nhưng công ty B không chịu

    Trên đây là một vài trao đổi với bạn.

    Trân Trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |