Ai giúp mình bài tập luật lao động này với ạ!!

Chủ đề   RSS   
  • #547349 29/05/2020

    Vananhle0602

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Ai giúp mình bài tập luật lao động này với ạ!!

    Anh H làm việc tại công ty xây dựng Y có trụ sở chính tại Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội từ năm 2005. Tháng 5/2017, do nhu cầu công việc, giám đốc công ty Y ra quyết định chuyển anh H sang làm việc cho chi nhánh công ty đặt tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) trong thời hạn 1 năm, bắt đầu từ ngày 15/5/2017. 

       Ngày 20/6/2018, trên đường đi làm về tại thành phố Vinh, anh H bị tai nạn giao thông phải vào bệnh viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện, anh H được giám định mức suy giảm khả năng lao động, kết quả suy giảm 56%. Vì không đủ sức khỏe làm công việc cũ nên anh được chuyển về trụ sở chính của công ty tại Hà Nội làm bảo vệ từ ngày 10/9/2018. Anh H không đồng ý với quyết định này và nghỉ việc 1 tuần không có lý do. 

       Ngày 5/10/2018, giám đốc công ty triệu tập Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật anh H (H tham dự phiên họp nhưng bỏ về giữa chừng) và ra quyết định sa thải H vì lý do nghỉ việc 5 ngày không có lý do chính đáng. Anh H không đồng ý với quyết định sa thải nên đã làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

      Hỏi:

    a. Việc anh H sang làm việc cho chi nhánh công ty tại thành phố Vinh trong thời hạn 1 năm có phải điều chuyển công việc khác không, tại sao? 

    b. Quyết định sa thải anh H của công ty Y đúng hay sai, tại sao? 

    c. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, quyền lợi của anh khi bị tai nạn giao thông và khi bị sa thải được giải quyết như thế nào? 

    d. Tổ chức, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu của anh H?

     
    2517 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vananhle0602 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547462   29/05/2020

    Xin chào bạn !

    Nội dung bạn hỏi mình xin chia xẻ như sau:

    a) Căn cứ điều 23 BLLĐ năm 2012 thì khi giao kết hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu:Trong đó có mục c: Công việc và địa điểm làm việc.Như vậy anh H điều chuyển nơi làm việc chứ không phải điều chuyển công việc 2 ý nầy hoàn toàn khấc nhau.

    Và căn cứ khoản 3 điều 4 nghị địn 05/2015. Nếu người lao động đồng ý điều chuyển nơi làm việc, thì phải sữa đổi bổ sung bằng việc ký phụ lục hợp đồng , hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, điều quan trọng là phải có sự đồng ý của người lao động.

    b) Căn cứ khoản 3, điều 126 BLLĐ năm 2012 qui định : Người lao động sẽ bị sa thãi khi tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Như vậy anh H bị sa thãi là đúng, tuy nhiên đó là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là thủ tục xử lý kỷ luật sa thãi phải đúng trình tự:

    Căn cứ điều 30 nghị định 05/2015/NĐ-CP:

    1-Người xử dụng lao động gởi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỹ luật lao động cho BCH Công đoàn cơ sỡ ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

    2- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có đây đủ thành phần tham dự được thông báo theo khoản 1 điều nầy.Trường hợp người xử dụng lao động đã thông báo 03 lần bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người xử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động..

    3- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp qui định tại khoản 1 điều nầy và người lập biên bản.Trường hợp một trong các thành phần tham dự cuộc họp không ký biên bản phải ghi rõ lý do.

    Như vậy việc sa thãi anh H vi phạm trình tự và thủ tục .

    c) Phần nầy co 2 ý : ý 1:Người lao động bị tai nạn giao thông trong khoản thời gian cần thiết để trở về sau giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc tạm trú đến nơi làm việc thì được coi là tai nạn lao động nếu người lao động tham gia bảo hiểm tai nam lao đông, bệnh nghề nghiệp. Ý 2: Khi  bị công ty xử lý kỷ luật sa thải anh H sẽ được hưởng các quyền lợi sau:Công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho những ngày anh H đi làm đúng qui định từ 7 đến 30 ngày kể từ ngày anh H nhận được quyết định sa thãi; phải hoàn thành các thủ tục trả sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác mà công ty đã giữ của anh H.Nếu anh H chưa nghĩ hằng năm hoặc chưa nghĩ hết số ngày nghĩ hằng năm thi anh H sẽ được công ty thanh toán tiền lương bằng tiền những ngày chưa nghĩ.

    d) Tòa án sẽ là nơi giải quyết về tranh chấp kỷ luật sa thải lao động

    Đây là một số ý kiến, mong sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn.

    Nếu bạn cần thêm thì mail cho mình : leducchieu@gmail.com

    Chào thân ái

     

     
    Báo quản trị |