Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

Chủ đề   RSS   
  • #583766 30/04/2022

    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Theo Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đối tượng có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

     

    1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.” 

    Như vậy, theo quy định trên thì ngoài cha mẹ người giám hộ, thì những người thân thích khác, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý trẻ em và hội phụ nữ đều có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên.

    Ngoài ra tại Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định về quả pháp lý khi cha mẹ bị hạn chế quyền trong đó có các quy định sau:

    “1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

    2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

    a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

    b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

    c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

    3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

    Vậy trường hợp bị hạn chế quyền thì cha mẹ phải có những trách nhiệm như trên, đặc biệt trong trường hợp phải cấp dưỡng thì vẫn phải thực hiện việc cấp dưỡng như bình thường. Việc hạn chế quyền của cha, mẹ không làm tạm dừng trách nhiệm cấp dưỡng với trẻ chưa thành niên.

     
     
    337 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584624   30/05/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Cảm ơn bạn đã có những chia sẻ vô cùng thực tế. Mình xin được bổ sung các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
    Tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
    1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
    a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
    b) Phá tán tài sản của con;
    c) Có lối sống đồi trụy;
    d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
    Như vậy, nếu thuộc 01 trong 04 trường hợp trên thì cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
    Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có đề cập về thời hạn không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật
    2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
    Theo đó, thời hạn không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật có thể kéo dài từ 01 đến 05 năm và có thể được điều chỉnh rút ngắn bởi tòa án có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #591603   27/09/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin chia sẻ như sau: Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”. Theo đó, người thân thích của người chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với người chưa thành niên bao gồm: Anh, chị ruột đã thành niên; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại người chưa thành niên; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột của người chưa thành niên.

     
    Báo quản trị |  
  • #591609   27/09/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Cảm ơn bài viết của bạn, trẻ em được quyền sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh có sự chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, của cha mẹ, việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là cần thiết cũng được pháp luật hiện hành quy định để bảo vệ trẻ em vì không phải cha mẹ nào cũng chăm sóc tốt cho con, có không ít bậc cha, mẹ ghét bỏ con cái; thậm chí bỏ đói, đánh đập… có thể vì một lý do nào đó; hoặc cũng có thể không vì lý do gì mà từ nhân cách của họ mà ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #591621   27/09/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Lý do quy định việc hạn chế quyền của cha mẹ là được xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã quy định việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong một số trường hợp và trong thời gian nhất định. Đây là biện pháp chế tài của pháp luật hôn nhân và gia đình áp dụng đối với cha, mẹ không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với con chưa thành niên, có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người con.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #596733   31/12/2022

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 1917
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 21 lần


    Ai có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên?

    Theo điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con chưa thành niên không thể tự mình yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con mà phải nhờ người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ. Nhưng có phải trong mọi trường hợp, chỉ cần con muốn hạn chế quyền của cha mẹ là nhờ cá nhân, cơ quan, tổ chức trên yêu cầu cho mình? Vấn đề này được quy định tại điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

    “Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    b) Phá tán tài sản của con;

    c) Có lối sống đồi trụy;

    d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”

    Như vậy, không phải mọi trường hợp mà con muốn hạn chế quyền của cha mẹ đều được. Các trường hợp bị hạn chế đều được pháp luật quy định rõ ràng, vì con chưa thành niên thì chưa đủ nhận thức về vấn đề cuộc sống nên nhiều lúc vì điều gì đó mà giận cha mẹ và có hành động không đáng xảy ra. Thiết nghĩ cùng vì vậy mà con chưa thành niên không thể tự mình yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với mình.

     
    Báo quản trị |