Thủ tục làm visa, Giấy phép lao động và thẻ tạm trú

Chủ đề   RSS   
  • #430646 13/07/2016

    huytuyen02

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục làm visa, Giấy phép lao động và thẻ tạm trú

    cho mình hỏi thủ tục và hồ sơ làm giấy phép lao động, visa, hộ chiếu bao gồm những gì?

    Mong nhận hồi đáp !

     
    13066 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #430906   15/07/2016

    lamsonlawyer
    lamsonlawyer
    Top 75
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2012
    Tổng số bài viết (894)
    Số điểm: 5515
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 435 lần


    Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư trả lời như sau:

    Về việc làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    Cơ sở pháp lý

    Nghị định 102/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/11/2013

    Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013

    “Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

    3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

    Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    b) Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;

    c) Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;

    d) Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.

    5. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

    6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

    Các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

    a) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;

    b) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

    c) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

    d) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

    đ) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    e) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

    g) Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.

    Các giấy tờ theo quy định tại Khoản này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Điều 11. Thời hạn của giấy phép lao động

    Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:

    1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

    2. Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

    3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

    4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

    5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

    6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

    8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

    Điều 12. Trình tự cấp giấy phép lao động

    1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động nước ngoài không có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

    2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.”

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn cung cấp.

    Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

       Điện thoại: 04 66806683/ 0982976486

       Email: Luatthanhdo@gmail.com

    Luật sư Nguyễn Lâm Sơn

    Hotline: 0919 089 888

    CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

    Điện thoại: 024 3789 8686

    Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 1958

    Email: luatsu@luatthanhdo.com.vn

    Website: http://luatthanhdo.com - http://luatthanhdo.com.vn

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    1. Tư vấn các vấn đề pháp lý: Đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, đất đai, nhà ở, tài chính, kế toán, hôn nhân gia đình, thừa kế…;

    2. Tham gia tranh tụng;

    3. Đại diện ngoài tố tụng;

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ:

    Thông qua địa chỉ email: luatsu@luatthanhdo.com.vn, Website: www.luatthanhdo.com - www.luatthanhdo.com.vn hoặc tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900 1958

     
    Báo quản trị |  
  • #431122   18/07/2016

    nguyenoanhhlu
    nguyenoanhhlu

    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2014
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 18 lần


    Mình xin tư vấn bạn như sau:

    I. về thủ tục xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài.

    1. Bạn cần làm hồ sơ xin chấp thuận vị trí việc làm: Giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài => nộp cho sở lao động hoặc ban quản lý khu công nghiệp =. Sau 15 ngày, nếu được chấp thuận, thì mới xin cấp GPLĐ được.

    2. Hồ sơ chuẩn bị xin cấp giấy phép lao động, sau khi đã được chấp thuận vị trí việc làm

    - Tờ khai (mua tại ban quản lý các khu công nghiệp, hoặc sở lao động)

    - bản sao hộ chiếu người nước ngoài

    - 02 ảnh 4x6cm

    - Giấy khám sức khỏe (theo quy định của Bộ y tế Việt Nam)

    - Lý lịch tư pháp (được hợp pháp hóa lãnh sự)

    - văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (mình thường sử dụng xác nhận > 5 năm kinh nghiệm ở vị trí cần xin, được hợp pháp hóa lãnh sự, dùng cái này thì ko cần bằng cấp hoặc giấy tờ nào khác).

    - Giấy điều chuyển công tác, hợp đồng....  

    Những giấy tờ trên bạn nộp cho Sở lao động hoặc ban quản lý, sau 7 ngày sẽ có kết quả.

    lệ phí cấp mới là 650k.

    II. Xin cấp visa, thẻ tạm trú

    - Trước hết, bạn cần bão lãnh xin visa 03 tháng cho NNN đó sang Việt nam làm việc

    - sau khi có GPLĐ, bạn chuẩn bị:

    +, Tờ khai: mẫu của luật xuất nhập cảnh (có mẫu hết rồi bạn nha)

    +, Hộ chiếu NNN, ảnh 4x6 nếu xin visa, 2x3 nếu xin thẻ tạm trú

    + bản chứng thực giấy phép lao động

    + bản photo công băn bảo lãnh lần trước đã xin để NNN đó xin visa 03 tháng ý

    +, công văn, giấy giới thiệu của công ty cho nhân viên đi nộp hồ sơ

    => nộp hồ sở tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh , phí từ n1 - 2 năm là 145 USD ah nha.

    ĐƠn giản đúng ko bạn

    Cần thêm thông tin j có thể liên lạc lại, mình sẽ giúp bạn miễn phí

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenoanhhlu vì bài viết hữu ích
    votong98 (24/08/2020)
  • #475674   23/11/2017

    sunnybich
    sunnybich

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chị ơi chị cho em hỏi, một anh bên nhà em đã mở nhà hàng tại Hàn Quốc, có giấy chứng nhận kinh doanh. Nhưng giờ sang Việt Nam làm trưởng phòng kinh doanh của công ty sản xuất, gia công dụng cụ cắt gọt kim loại. Vậy Giấy chứng nhận kinh doanh kia có được coi là chứng nhận kinh nghiệm không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #478245   13/12/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xác định Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kia không được coi là chứng nhận kinh nghiệm. Thông thường, Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

    Thông tin Công ty đầy đủ: tên, địa chỉ, số điện thoại.

    Thông tin người cần được xác nhận đầy đủ: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu.

    Thời gian làm việc cần xác nhận phải ghi rõ: từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

    Ghi rõ chức vụ của người cần xác nhận đã đảm nhận tại Công ty.

    Chỉ xác nhận làm việc tại Công ty, không nêu thêm vị trí, thời gian mà người cần xác nhận đã nắm giữ hoặc làm việc tại Công ty khác.

    Người ký xác nhận phải ghi rõ chức vụ trong Công ty: giám đốc, phó giám đốc…

    Phải đóng dấu của Công ty lên bản xác nhận.

    Như vậy, nội dung phần này rất quan trọng, khi làm Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc. Và để làm Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc, cần các thông tin sau:

    - Scan hộ chiếu của người nước ngoài cần làm Xác nhận kinh nghiệm trên 03 năm làm việc.

    - Vị trí tuyển dụng của người nước ngoài tại Công ty Việt Nam.

    - Bản mô tả công việc sẽ đảm nhận tại Công ty tại Việt Nam.

    - Bản photo bằng cấp hoặc các chứng chỉ đào tạo liên quan (nếu có).

    - Thời gian làm Xác nhận kinh nghiệm là 40 ngày làm việc.

    Do đó, để xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, trong bộ hồ sơ phải có Giấy chứng nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài (quy định mới là trên 03 năm, cũ là trên 05 năm). Giấy chứng nhận này phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan Ngoại giao nước sở tại.

    Như vậy, giấy chứng nhận kinh doanh kia không được coi là giấy chứng nhận kinh nghiệm và bạn phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh nghiệm và được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan Ngoại giao của nước sở tại. Sau đó bạn mới có thể xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài đó làm việc tại Việt Nam.

    Trên đây là nội dung về vấn đề của bạn, nếu còn vướng mắc để được giải đáp ngay, các bạn hãy gọi 19006280 để nghe luật sư tư vấn trực tiếp.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lâm Sơn - CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

Mb: 04.6680.6683 - DĐ: 0982.976.486 - Email: lamsonlawyer@gmail.com