Xử lý về hành vi đánh người

Chủ đề   RSS   
  • #457945 18/06/2017

    khiem2

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử lý về hành vi đánh người

    Xin chào. em có một vấn đề muốn nhờ tư vấn để xử lý công việc.

    em đang thụ lý một vụ việc đánh nhau. sự việc xảy ra do một nam thanh niên đang nhậu cùng bạn bè thì nhận được tin là bạn gái thanh niên này có quan hệ ngoài luồng với một thanh niên khác nên giữa thanh niên này và bạn gái đã xảy ra mâu thuẫn. thanh niên này đã đến gặp bạn gái để nói chuyện tuy nhiên khi đến nơi làm việc của cô gái thì thanh niên này không nói năng gì cả cùng lúc thanh niên này bắt gặp thanh niên đang nghi ngờ có quan hệ tình cảm với bạn gái mình cũng co mặt tại đó. trong lúc say rượu thì thanh niên này đã đánh người than niên kia mà chưa hỏi lý do và người thanh niên kia hoàn toàn không đánh lại. theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 5 nghị định 167 thì có thể xử phạt VPHC với mức phạt là từ 500-1000000đ. tuy nhiên do hành vi đánh người khác trong tình trạng say rượu nên cho em hỏi 2 vấn đề như sau:

    1) nếu xử phạt VPHC thì có thể áp dụng điểm a khoản 2 điều 5 nghị định 167 về hành vi đánh nhau (đanh nguwoif khác)hay không?

    2) nếu có thì tình tiết tăng nặng đối với hành vi của thanh niên này là gì để áp dụng khung hình phạt là 1.000.000đ?

     
    5966 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463195   31/07/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, người thanh niên này đã đánh người thanh niên khác do nghi ngờ có quan hệ tình cảm với bạn gái mình, trong lúc đang say rượu.
    Thứ nhất, có thể áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 2 điều 5 Nghị định 167 về hành vi đánh nhau không?
    Theo quy định tại điểm a,c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính:
    “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
    e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
    h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
    Do người thanh niên này đã có hành vi đánh người kia nên có thể áp dụng theo điểm a khoản 2 Điều 5 và ngoài ra thực hiện hành vi trong tình trạng say xỉn nên sẽ áp dụng thêm cả điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
    Thứ hai, tình tiết tăng nặng đối với hành vi của thanh niên này là gì để áp dụng khung hình phạt là 1.000.000đ.
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 về tình tiết tăng nặng, được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
    “Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
    a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
    b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
    c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
    d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
    đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
    g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
    h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
    i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
    k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
    l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
    m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
    2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”
    Do bạn cung cấp thông tin về người thanh niên này chưa đầy đủ, nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn là người này có tình tiết tăng nặng nào không ? Ví dụ : người thanh niên này có đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính trước đó không? Nên bạn có thể căn cứ quy định trên để xác định tình tiết tăng nặng đối với người thanh niên này. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung hình phạt được quy định với hành vi đó, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.