6 Hành vi nghiêm cấm trong Luật An toàn thông tin

Chủ đề   RSS   
  • #409028 08/12/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    6 Hành vi nghiêm cấm trong Luật An toàn thông tin

    Trong khuôn khổ phiên họp thuộc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật An toàn thông tin. Với sự ra đời của Luật An toàn thông tin không chỉ đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội mà còn là lời giải với những thực trạng đã đang diễn ra hằng ngày trên internet nói chung và mạng xã hội nói riêng. Đặc biệt đáng chú ý là Luật đã quy định khá rõ 6 nhóm hành vi nghiêm cấm thực hiện

    6 hành vi nghiêm cấm thức hiện

    Với 4 năm chuẩn bị, hoàn thiện – một khoảng thời gian tương đối dài đối với một đạo luật, sự ra đời của Luật An toàn thông tin đang thu hút sự quan tâm không chỉ từ phía dư luận dân luật mà cả giới trẻ, khi mà phạm vi tác động của luật đã nâng lên trực tiếp với “cư dân mạng”.

    Nhìn chung, Luật đề cập đến nhiều vấn đề khá "nỏng bỏng" hiện nay, đã và đang gây bức xúc dư luận xã hội như: thư rác, spam; thu thập, phát tán thông tin trái phép...

    Trong Luật An toàn thông tin, có 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấp tại Điều 7 Luật này, chính  là:

    1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.

     

    2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

     

    3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

     

    4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

     

    5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

     

    6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

    Luật An toàn thông tin liệu đủ “sức”?

    Hiện tại, với tốc độ phát triển công nghệ thông tin như hiện nay đòi hỏi phía cơ quan chức năng phải không ngừng tự cải thiện, nâng cao tay nghề nghiệp vụ, bởi lẽ khi mà “cư dân mạng” không ít cách “vượt rào, bẻ khóa”, do đó nếu cơ quan chức năng không theo kịp trong cuộc rượt đuổi thông tin thì Luật sẽ mãi không thể nào hiện thực.

    Dẫu trong chương trình giáo dục không đề cập đến những cách thức giúp “cư dân mạng” “ vượt tường, bẻ khóa” song trên mạng lại tràn lan cách có thể tự học, tự làm, đơn cử chỉ cần vào các forum công nghệ như vn-zoom, sinhvienit… là sẽ đủ cách bày ra từ việc lập code, hack tài khoản, thông tin… chưa kể đến một trang web “ngầm” thực sự hùng mạnh đang tồn tại mà có lẽ chẳng ai làm được gì, đó là Deepweb. Hiện nay tuy Deepweb là khá khó vào các tầng, nhưng số lượng người Việt vào được Deepweb lại chẳng hề ít, còn về mục đích họ vào làm gì thì chẳng ai biết.

    Ngoài ra còn điều đáng lưu tâm hơn là Luật An toàn thông tin chưa thật sự hoàn hảo khi chẳng quy định một biện pháp chế tài nào mang tính răn đe, ngay cả Điều 60 cũng chỉ nói qua "tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hài thì bồi thường theo quy định của pháp luật" nhưng xử lý theo luật nào thì chẳng ai biết.

     

    Luật An toàn thông tin tuy còn nhiều điểm chưa thật sự xác đáng nhưng sẽ là một khởi đầu ý nghĩa cho hệ thống mạng Việt Nam, ít nhất nó sẽ kiểm soát được phần nào sự hỗn độn hiện nay của người dùng mạng Việt.

     
    5959 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn woonopro vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (09/12/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #409043   09/12/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Thực tế trước mắt, các cơ quan nhà nước của mình chưa đủ sức quản lý hết các trang mạng xã hội, điển hình là facebook hiện nay. Dẫn đến tình trạng quản lý không nổi thì cấm không cho phép sử dụng - một tình trạng diễn ra vài năm trước đây

     
    Báo quản trị |  
  • #409084   09/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 106 lần


    Do đó một chính phủ phải tiến bộ toàn diện mọi mặt, ít nhất phải đi ngang nhân dân thì mới đảm bảo được cơ chế thực thi an toàn thông tin. Cũng có những chính phủ khá "mạnh tay" trong lĩnh vực này, đơn cử như Trung Quốc, họ biết sự ảnh hưởng của làn sóng mạng xã hội nhất là facebook do đó tại nước này Facebook tuyệt nhiên không có, mạng xã hội được dùng chỉ là weibo và tất cả đều nằm trong sự kiểm soát của chính quyền nước này.

     
    Báo quản trị |  
  • #480351   29/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Thực tế hiện nay ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều người ẩn danh trên mạng internet dùng nhiều thủ đoạn lan truyền những thông tin độc hại nhằm lấy cắp thông tin, lợi dụng tài nguyên máy tính của người khác để trục lợi cho bản thân và thậm chí gây rối loạn thông tin mạng. Cần có những biện pháp hiệu quả hơn để ngặn chặn chuyện này và đảm bảo những quy định này mang hiệu quả thực thi hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483971   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Nhu cầu được an toàn là một trong những nhu cầu hết sức cơ bản của con người. Cùng với tiến trình phát triển, qua thời gian, xã hội đã xây dựng nên nhiều hệ thống thiết chế khác nhau để bảo đảm an toàn, chẳng hạn như an toàn giao thông, an toàn lao động hay an toàn thực phẩm. An toàn thông tin cũng tương tự như vậy. Trước kia, thông tin tồn tại chủ yếu dưới dạng bản giấy. Khi máy vi tính ra đời, thông tin có thể tồn tại dưới dạng điện tử, được lưu trữ trong phương tiện mang tin (máy vi tính, đĩa CD). Nếu thông tin tồn tại dưới dạng bản giấy hoặc lưu trữ trong phương tiện mang tin rời rạc, không kết nối mạng thì việc bảo đảm an toàn thông tin chính là bảo vệ vật lý cho phương tiện mang tin. Việc bảo vệ cho phương tiện mang tin về cơ bản là giống với việc bảo vệ các tài sản hữu hình khác, không có gì đặc thù.

    Nhưng khi mạng trở nên phổ biến, thông tin lại được truyền đưa qua mạng, chia sẻ qua các hệ thống thông tin khác nhau như website, blog hay mạng xã hội. Khác với các môi trường truyền thống, môi trường mạng không có biên giới, ranh giới xác định. Việc bảo vệ tài sản thông tin và hệ thống thông tin trên mạng có nhiều điểm khác biệt đặc thù so với bảo vệ tài sản hữu hình thông thường. Về nguyên tắc, người sử dụng từ một điểm kết nối mạng có thể truy cập tới bất cứ điểm kết nối mạng nào khác ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong thời gian rất ngắn, với chi phí ngày càng thấp. Việc theo dõi, dò quét tìm điểm yếu của hệ thống có thể tiến hành từ khoảng cách rất xa, không phụ thuộc vào vị trí địa lý. Do vậy, nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn thông tin trên mạng hiện hữu trong từng giây.

    Việc ban hành Luật an toàn thông tin chắc chắc sẽ không thể nào loại bỏ hoàn toàn sự cố mất an toàn thông tin, cũng giống như Luật giao thông đường bộ sẽ không thể nào loại bỏ hoàn toàn sự cố mất an toàn giao thông, Luật an toàn thực phẩm không loại bỏ hoàn toàn sự cố ngộ độc. Nhưng việc ban hành Luật chắc chắn sẽ tạo cơ sở tốt hơn cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin, làm rõ quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào môi trường mạng. 

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |