5 Lý do đừng cố học giỏi ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #390398 02/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    5 Lý do đừng cố học giỏi ở Việt Nam

    >>> Những điều cần biết khi phỏng vấn xin việc

    Tình cờ đọc bài viết này mình thấy khá hay, nên mình chia sẻ để các bạn cùng đọc. Không phải suốt ngày chăm chăm vô sách vở là tốt, cần phải biết sắp xếp thời gian học, thời gian dành cho gia đình và cả thời gian sinh hoạt trong cộng đồng nữa.

    “Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga 'Tương Lai Hạnh Phúc'. Dưới đây là nội dung bài viết.

    Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.

    Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !

    1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!

    2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!

    3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

    4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.  

    5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

    Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

    Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

    Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

    Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel. Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp

    Nguồn: mywork.com.vn

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 02/07/2015 03:58:55 CH
     
    54970 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #502319   15/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Lúc còn đi học, bản thân cũng từng đặt ra câu hỏi: học môn này để làm gì? Vì nhiều lúc thấy kiến thức nó cứ trên mây, mà bản thân thì đang đi dưới đất nên không muốn tiếp thu. Dần dần thành ra học lệch và bị phê phán. Tại sao những thứ người học thích lại không tập trung mà cứ giàn trãi, bắt buộc cái gì cũng phải biết, phải giỏi, làm vậy đâu có ý nghĩa gì đâu!

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #503778   01/10/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Với khối lượng kiến thức phải nạp vào khá cồng kềnh nên các em học sinh ít có cơ hội được theo đuổi các đam mê riêng ngoài sách vở như: ca hát, hội họa,… nên thường một bộ phận các bạn học rất giỏi nhưng ù lỳ,ngại giao tiếp, các kỹ năng mềm cơ bản cũng không có nhưng thấy con em nhà người ta đi học thêm chỗ này chỗ kia từ sáng đến tối nên nảy sinh tâm lý chung của các ông bố bà mẹ cũng thúc ép con đi học, sợ con thua kém với bạn bè.

     
    Báo quản trị |  
  • #504824   15/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Mình thấy bài viết chủ thớt nêu ra vấn đề rất đúng với hoàn cảnh thực tế của đất nước chúng ta. Hiện nay, tình trạng cố ép con cái học phải đứng đầu, học cho loại giỏi cho cha mẹ và người thân hãnh diện. Nhiều cha mẹ cứ mặc nhiên học giỏi là sẽ có được công việc làm tốt, một tương lai ổn định. Nhưng để thành công thì cần nhiều yếu tố, cần những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống, mối quan hệ... Nhưng các em đâu có thời gian để học những thứ đó, suốt ngày chỉ biết cắm đầu, cắm đầu cắm cổ vào đống sách vở chất chồng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #521072   18/06/2019

    dạy con là cả vk và ck cùng có chung quan điểm mới dễ không thì suốt ngày chỉ có cãi nhau, phải cho ck đọc bài viết này xem ck có thay đổi suy nghĩ không.

     
    Báo quản trị |  
  • #522901   07/07/2019

    Học giỏi gì mới là quan trọng. Giáo dục việt nam quá lạc hậu, không bắt kịp thực tiễn, thầy toàn giáo sư những tu nghiệp cách đây mấy chục năm rồi. Ra trường chả có tác dụng gì. Giờ các bạn cứ va vào thực tế là biết mình cần học gì

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangdienmay vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/07/2019)
  • #523308   17/07/2019

    Caolam266
    Caolam266

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2019
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 55 lần


    Đúng là như vậy, việc quan trọng thành tích học hành ngay từ nhỏ cho con cái đã trở thành văn hóa của bố mẹ việt. Một đứa trẻ lớp một mang một cái ba lô nặng trĩu đi học như chạy xô cả ngày là chuyện không còn hiếm thấy. Họ gắng nhồi nhét cho con mình nhiều nhất có thể nào học nhạc, học võ, học múa, học thêm, học phụ đạo....mà chẳng biết con trẻ cần gì và giỏi ở chỗ nào để tập trung phát huy nó. Thật đáng buồn 😞
     
    Báo quản trị |  
  • #529756   30/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Cố học giỏi ở Việt Nam cũng không giúp gì nhiều cho bạn khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đa số họ cần là người có kinh nghiệm thực tiễn chứ không phải tuyển người học lý thuyết, họ cần là cần người có chuyên môn, đã thực hành nhiều trong lĩnh vực đó. Dù bạn có đạt bằng khá giỏi đại học mà ít đi thực hành nhiều thì bạn cũng khó mà xin được việc như hiện nay. Còn phần quan trọng nữa là đa phần các công ti hiện nay đều là COCC là sẽ được nhận thôi

     
    Báo quản trị |