4 trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #491476 11/05/2018

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    4 trường hợp phải thụ lý ngay vụ việc trợ giúp pháp lý

    Đó là các trường hợp sau đây:

    - Dưới 10 ngày làm việc trước khi hết thời hiệu khởi kiện;

    - Dưới 10 ngày làm việc trước khi đến ngày xét xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử;

    - Các vụ án chỉ định người bào chữa mà cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;

    - Các trường hợp tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý quyết định.

    Nội dung này được đề cập tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

    Theo đó, trong trường hợp thụ lý ngay, người có yêu cầu trợ giúp pháp lý phải cung cấp, bổ sung các giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc các giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý.

    Hiện tại, Dự thảo này đang đề xuất 2 phương án về thời hạn nộp giấy tờ, tài liệu này, đó là 10 ngày hoặc 05 ngày kể từ khi vụ việc được thụ lý.

     Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không cung cấp được giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh có vụ việc trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.

    Việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu).

    Bên cạnh đó, Dự thảo Thông tư này ban hành kèm theo 19 biểu mẫu sau đây:

    - Sổ theo dõi, thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-01).

    - Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-02).

    - Phiếu hẹn (Mẫu TP-TGPL-03).

    - Phiếu thực hiện tư vấn pháp luật (Mẫu TP-TGPL-04).

    - Quyết định cử người tư vấn pháp luật/đại diện ngoài tố tụng (Mẫu TP-TGPL-05).

    - Quyết định thay đổi người tư vấn pháp luật/đại diện ngoài tố tụng (Mẫu TP-TGPL-06).

    - Phiếu yêu cầu xác minh (Mẫu TP-TGPL-07).

    - Thông báo kết quả xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-08).

    - Phiếu chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-09).

    - Thông báo chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-10).

    - Bìa hồ sơ TGPL (Mẫu TP-TGPL-11).

    - Biểu tượng TGPL (Mẫu TP-TGPL-12).

    -Báo cáo công tác TGPL 06 tháng, 01 năm (Mẫu TP-TGPL-13).

    - Thông báo không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-14).

    - Thông báo từ chối thụ lý yêu cầu TGPL (Mẫu TP-TGPL-15).

    - Dấu của Trung tâm TGPL và Chi nhánh của Trung tâm (Mẫu TP-TGPL-16).

    - Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-17).

    - Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-18).

    - Phiếu lấy ý kiến về quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý (Mẫu TP-TGPL-19).

    Lưu ý rằng, chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý lĩnh vực hình sự, hành chính, lao động, dân sự, hôn nhân gia đình và lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trừ kinh doanh, thương mại.

    Xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tại file đính kèm.

     
    1677 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận