4 điều cần biết khi mua nhà sổ chung

Chủ đề   RSS   
  • #510372 18/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    4 điều cần biết khi mua nhà sổ chung

    1. Khái niệm

    Nhà sổ chung tên thường gọi của nhà nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất của nhiều người

    Có hai trường hợp:

    - Nhà đó đủ điều kiện để tách thửa nhưng lúc bán người chủ chưa tách riêng nhà ra thành một cuốn sổ riêng biệt

    - Nhà đó không đủ điều kiện tách thửa để thành một cuốn sổ riêng biệt

    Vấn đề ở đây mình muốn đề cập là nhà sổ chung không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt được, hay từ ngữ thường được dùng là “nhà giấy tờ tay”. Đây là một sự lựa chọn hợp lý cho người có một mức thu nhập vừa phải, với mức lương không quá cao nhưng bạn muốn sở hữu nhà thay vì chung cư tại các khu vực trung tâm hoặc liền kề khu trung tâm.

    2. Nguồn gốc

    Lý giải cho việc xuất hiện này có thể là khi chúng ta có một miếng đất, ta xây lên nhiều căn nhà, mỗi căn nhà như vậy có đầy đủ không gian cũng như tiện ích của một ngôi nhà bình thường tuy nhiên nó không đủ quy định tách sổ theo quy định của pháp luật.

    Ví dụ: Nhà nằm ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà có diện tích là 45m2 (3.5m*12.8m). Theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND Thành phố Hồ Chí Minh là 50m2, với chiều rộng tối thiểu là 4m như vậy nhà này không đáp ứng đủ điều kiện tách thửa, do đó sẽ không có sổ riêng biệt cho từng ngôi nhà.

    3. Thủ tục mua bán

    Vì ngôi nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở công chứng mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng.

    Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. (Khoản 3, Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại)

    Người mua và người bán sẽ cùng nhau đến Thừa phát lại để lập vi bằng, vi bằng được lập thành văn bản Tiếng Việt với các nội dung bao gồm:

    + Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

    + Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

    + Người tham gia khác (nếu có);

    + Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

    + Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận (ghi nhận về việc giao tiền của bên mua cho bên bán, giao nhà của bên bán cho bên mua)

    + Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

    + Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

    Ngoài ra kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác về việc mua bán của hai bên.

    (Căn cứ Điều 27, Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại)

    4. Những lưu ý khi mua

    >>> Những điều cần lưu ý khi mua nhà sổ hồng chung

    - Trước khi mua:

    + Chúng ta kiểm tra xem tài sản đó có được chuyển nhượng hay không? Kiểm thế chấp ở đâu chưa, có thuộc diện quy hoạch hay không, việc này chúng ta có thể thực hiện ở Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện nơi quản lý tài sản.

    + Nên hỏi những người xung quanh thêm về những người đồng sở hữu, tình trạng quanh đó có an ninh hay không?

    + Diện tích nhà bạn mua được thể hiện như thế nào bên sổ chung

    - Khi ra lập vi bằng

    + Trước hết khi Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng về việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, trong đó ghi rõ nhà diện tích bao nhiêu, hiện trạng như thế nào, tứ diện liền kề giáp ở đâu …

    + Thỏa thuận những vấn đề về sở hữu chung, riêng; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình sử dụng tài sản, khi các bên có nhu cầu chuyển nhượng cho bên thứ 3 để làm căn cứ sau này.

    + Trong trường hợp không thể tách thửa được, bạn có thể yêu cầu chuyển nhượng một phần để cùng đứng tên chung trên sổ, đồng thời yêu cầu Thừa Phát lại lập vi bằng các nội dung

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 19/12/2018 07:59:32 SA
     
    41950 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    SAdmin (18/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận