4 điểm mới về Nâng ngạch công chức năm 2021

Chủ đề   RSS   
  • #566222 06/01/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 535 lần


    4 điểm mới về Nâng ngạch công chức năm 2021

    Điểm mới về nâng ngạch công chức 2021

    Nâng ngạch công chức năm 2021

    Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có nhiều điểm mới so với Nghị định 24/2010/NĐ-CP bị thay thế. Nghị định mới có hiệu lực từ tháng 12 năm 2020, vậy trong năm 2021 những vấn đề liên quan đến Nâng ngạch công chức có gì thay đổi, mời theo dõi bài viết dưới đây.

    1. Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch

    So sánh Điều 30 Nghị định 138 và Điều 29 Nghị định 24 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP), có những điểm mới sau đây:

     

    Quy định cũ

    Quy định mới

    Thay đổi

    - Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đang thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền

    - Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

    Thêm các trường hợp được sửa đổi tại Luật cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi 2019.

    - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn

    - Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn

    Không thay đổi

    - Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.

    - Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.

     

    - Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.

     

    - Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.

    Nới lỏng tiêu chuẩn về bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tránh việc rập khuôn, gây khó khăn cho công chức.

     

    - Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi

    Quy định mới phù hợp với từng chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau.


    2. Thêm trường hợp Xét nâng ngạch

    Ngoài thi tuyển, Khoản 1 Điều 31 Nghị định 138 còn quy định thêm trường hợp Xét nâng ngạch như sau:

    “1. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 30 Nghị định này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:

    a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;

    b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.”

    Điều này có nghĩa, ngoại trừ điều kiện mới được bổ sung tại Điểm d Khoản 3 Điều 30 về thời gian công tác tối thiểu của từng vị trí chuyên môn, nếu công chức đáp ứng đủ các điều kiện dự thi nâng ngạch còn lại sẽ được xem xét nâng ngạch trong 2 trường hợp đặc biệt.

    Khoản 2 Điều 31 quy định cụ thể về các thành tích xuất sắc được xét nâng ngạch.

    Ngoài ra, cơ quan sử dụng công chức phải báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét nâng ngạch đối với công chức ngay sau khi công chức đáp ứng các điều kiện xét nâng ngạch.

    3. Sẽ có Đề án thi nâng ngạch công chức cụ thể trước khi tổ chức thi

    Khác với quy định cũ, giờ đây trước khi tổ chức thi nâng ngạch, Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi phải xây dựng Đề án gửi Bộ Nội vụ, hoặc Ban Tổ chức Trung ươngđể có ý kiến trước khi tổ chức theo thẩm quyền.

    Đề án có một số nội dung chính gồm:

    1. Xác định các vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức tương ứng với ngạch công chức dự thi nâng ngạch;

    2. Số lượng, cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành hiện có theo ngạch dự thi tương ứng với vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; số lượng công chức ứng với ngạch dự thi nâng ngạch còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu nâng ngạch (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 138);

    3. Danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch ứng với vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức ở ngạch cao hơn ngạch hiện giữ (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 138);

    4. Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng thi nâng ngạch;

    5. Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi nâng ngạch;

    6. Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ thi nâng ngạch.

    (Căn cứ: Điều 34 Nghị định 138)

    4. Siết chặt quy định về Hội đồng thi nâng ngạch

    Khoản 3 Điều 35 Nghị định 138 bổ sung quy định về Hội đồng thi nâng ngạch như sau:

    Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự thi nâng ngạch hoặc của bên vợ (chồng) của người dự thi nâng ngạch; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi nâng ngạch hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng thi nâng ngạch, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng thi nâng ngạch.”

    Theo đó, để tránh tình trạng tiêu cực, gian lận, những người được xác định là có quan hệ ruột thịt hoặc bên nội, ngoại của người tham gia thi nâng ngạch sẽ không được làm thành viên Hội đồng thi.

    Trên đây là 4 điểm mới được DanLuat tổng hợp về Nâng ngạch công chức trong năm 2021, mời bạn đọc đóng góp, bổ sung ý kiến!

     
    1062 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận