2021 bỏ sổ hộ khẩu, sổ đã cấp vẫn dùng đến hết 2022

Chủ đề   RSS   
  • #560508 15/10/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    2021 bỏ sổ hộ khẩu, sổ đã cấp vẫn dùng đến hết 2022

    2 phương án quy định về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy được đưa vào bản dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) mới nhất để trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 10, bắt đầu diễn ra từ tuần sau…

    Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Chủ trương lớn được đề ra trong dự luật là bãi bỏ phươngthức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang phương thức quản lý điện tử thông qua mã số định danh cá nhân.

    Sau kỳ họp, dự thảo luật tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện thảo luận tại hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội. Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật hiện tại có 7 chương và 38 điều (giữ nguyên số chương và giảm 5 điều do với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9).

    Cuối tuần qua, dự thảo luật mới nhất đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ việc tiếp tục thảo luận và thông qua tại kỳ họp thứ 10 (khai mạc ngày 20/10 tới).

    Trong quá trình hoàn thiện dự thảo luật, Chính phủ luôn khẳng định sẽ hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể bỏ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý bằng số hoá từ khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, song không ít ý kiến còn lo ngại rằng, nếu việc này không kịp sẽ gây khó khăn cho người dân.

    2021 bỏ sổ hộ khẩu, sổ đã cấp vẫn dùng đến hết 2022 - 1

    Cùng với việc bỏ sổ hộ khẩu, hàng chục thủ tục hành chính liên quan cũng sẽ được bãi bỏ.

    Tại báo cáo tiếp thu, giải trình mới nhất, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến tán thành việc thay đổi phương thức quản lý cư trú mới và nhất trí quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định thời điểm Luật có hiệu lực thi hành muộn hơn, có thể là từ ngày 1/1/2022 vì cho rằng, từ nay đến tháng 7/2021 là không đủ thời gian để bảo đảm các cơ sở dữ liệu liên quan có thể hoàn thiện và vận hành ngay được trên thực tế.

    Theo UB Thường vụ Quốc hội, việc đổi mới phương thức quản lý cư trú của công dân từ cách thức thủ công, truyền thống bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các tàng thư văn bản sang quản lý bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân là hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của việc hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hiện nay. Việc này vừa bảo đảm thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện tốt hơn quyền tự do cư trú, vừa nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

    Nhất trí với quan điểm của Chính phủ là không quy định điều kiện đăng ký thường trú áp dụng riêng với thành phố trực thuộc Trung ương song Thường vụ Quốc hội vẫn chưa chốt quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú của công dân. Dự thảo luật vẫn thiết kế 2 phương án quy định: nhà ở hợp pháp có diện tích không thấp hơn 8 m2 sàn/người và công dân đã đăng ký tạm trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó từ 1 năm trở lên

    Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công an cùng các cơ quan liên quan đã thể hiện quyết tâm rất cao, có nhiều văn bản chỉ đạo và hành động quyết liệt phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú để có thể vận hành chính thức từ ngày 1/7/2021.

    Vì vậy, về cơ bản, UB Thường vụ Quốc hội nhất trí thời điểm Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ.

    Tuy nhiên, do ý kiến còn khác nhau, nên bản dự thảo mới nhất trình Quốc hội vẫn thiết kế với 2 phương án quy định về thời điểm “khai tử” sổ hộ khẩu để Quốc hội quyết định.

    Cụ thể, phương án 1, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022. Trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

    Trong phương án 2, các loại giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.

    Theo Dân trí

     

     
    1633 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận