Khoản 1 điều 157 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Vậy trường hợp chị Lù Thị Biên sinh đứa thứ nhất cách đứa thứ hai 30 ngày thì được nghỉ thai sản bao lâu (Giả định chị đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản)?
Mười ngày sau khi sinh, chị Lù Thị Biên (28 tuổi, dân tộc La Chí, ở bản Pắng, xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) thấy bụng vẫn to và nặng như lúc đang mang thai nên lặn lội ra Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì siêu âm. Kết quả, bác sĩ kết luận trong bụng chị Biên còn một thai nhi nữa. Trở về nhà, sau 30 ngày từ khi sinh bé trai, chị Biên tiếp tục trở dạ sinh thêm một bé gái.
|
1. Nếu xác định đây là 2 lần sinh riêng biệt
Thì tổng thời gian nghỉ thai sản của chị Biên là 6 x 2 = 12 tháng.
2. Nếu xác định đây là sinh đôi
Thì tổng thời gian nghỉ thai sản của chị Biên là 6 + 1 = 7 tháng.
Dưới góc nhìn Y học đây là sinh đôi, còn luật pháp chưa có định nghĩa rõ ràng về “sinh đôi” là gì?
Chắc rằng trong suy nghĩ của nhà lập pháp “sinh đôi” chỉ dừng lại ở “sự kiện” hai đứa bé được sinh ra liền nhau (trong khoảng thời gian ngắn) chứ chưa nghĩ ra được trường hợp này. Vậy chị Biên sẽ được nghỉ thai sản bao lâu?
Nếu hiểu “sinh đôi” dưới góc độ Luật học trùng với Y học trong trường hợp này để xác định hưởng chế độ thai sản cho chị Biên thì rõ ràng sẽ không đảm bảo tốt nguyên tắc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
P/s: Rất mong nhận được ý kiến từ quý thành viên!
Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 04/07/2014 09:55:25 SA