07 hành vi giả mạo chữ ký sẽ bị xử lý

Chủ đề   RSS   
  • #562245 06/11/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    07 hành vi giả mạo chữ ký sẽ bị xử lý

    07 hành vi giả mạo chữ ký sẽ bị xử lý

    Hành vi giả mạo chữ ký - ảnh minh họa

    Theo quy định tại điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

    - Cảnh cáo;

    - Phạt tiền;

    - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    - Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

    - Trục xuất.

    Vì vậy việc giả mạo chữ ký để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trường hợp xử phạt hành chính  có thể áp dụng các biện pháp trên, ngoài ra nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu TNHS với từng hành vi cụ thể:

    1. Hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm:

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

    Căn cứ: Khoản 1, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP

    2. Hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

    - Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng 

    - Giả mạo chữ ký của công chứng viên: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng 

    - Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng 

    - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

    Căn cứ: Nghị định 82/2020/NĐ-CP

    3. Trong lĩnh vực hình sự:

    - Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Tội giả mạo trong công tác)

    Căn cứ: Điều 359 BLHS 2015

    - Ngoài ra việc giả mạo chữ ký để thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có thể sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Còn trường hợp nào nữa mọi người cmt bổ sung giúp Shin nhé 

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 06/11/2020 10:23:21 SA
     
    2452 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (07/11/2020) ThanhLongLS (06/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận